Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới. Ngoài tự nhiên một chú cá trưởng thành có thể đạt kích thước khủng với chiều dài lên đến 6m và cân nặng lên đến 2 tấn. Đây chính là một trong những loài cá quý hiếm và hiện đã được đưa vào sạch đỏ thế giới để được bảo vệ.

Tổng quan về cá hải tượngNguồn gốc

Loài cá này được nhà sinh vật học người Thụy Sĩ – Louis Agassiz phát hiện vào năm 1829, loài cá Arapaima (hay cá hải tượng long, cá hải tượng hay cá Piracuru). Chúng sinh sống chủ yếu ở các con sông thuộc đất nước Peru, khu vực sông Amazon thuộc Nam Mỹ.

Tên khoa học là Arapaima gigas.Tên gọi tiếng Anh: Arapaima; Pirarucu.Dòng giống: Cá hải tượng là loài cá thuộc họ hải tượng và bộ các thát lát.Đặc điểm sinh học của cá hải tượng

Tại môi trường nuôi nhân tạo trong các bể cá cảnh, hải tượng thường đạt kích thước từ 250-450 cm.

Môi trường sống: Nhiệt độ môi trường phù hợp trong khoảng từ 25 đến 29 độ C, độ cứng nước từ 8 đến 10 (dH) và độ pH trong khoảng từ 6-6,5.Thức ăn: Cá hải tượng trưởng thành ăn các loài động vật như cá nhỏ, côn trùng, ếch nhái… Trong bể nuôi, người nuôi còn bổ sung các loại thịt như thịt lợn, thịt bò, thịt gà,.. trong thực đơn hàng ngày của chúng.Hình thức sinh sản của hải tượng là đẻ trứng.Hải tượng sống tại tầng nước mặt và giữa.Sinh sản: Cá đẻ khi đủ tuổi trưởng thành (thường từ 5 tuổi trở lên). Cá thường đẻ trên tổ cát, sau đó cá bố tưới tinh dịch lên trứng. Cá đực ngậm ấp trứng trong miệng suốt từ tháng thứ 1 cho đến tháng thứ 4. Khi mùa mưa bắt đầu vào tháng 5, nước ở các ao hồ dâng cao cũng là lúc cá con nở và bắt đầu cuộc sống vào mùa nước lụt. Cả cá bố và cá mẹ đều có trách nhiệm chăm sóc con cái.

Một trong những điểm đặc biệt ở cá hải tượng là chúng có khả năng thở bằng cách đớp không khí bên trên mặt nước. Bên cạnh mang, loài cá này còn “giải nén” oxy từ không khí nhờ sở hữu lớp mao mạch trong cổ họng – có chức năng như phổi của động vật trên cạn.

Nhờ vậy, cá Arapaima có thể sống sót qua mùa nước cạn hay trong điều kiện thiếu oxy ở vùng ngập nước Amazon bằng cách vùi mình trong lớp bùn cát của đầm lầy và thở bằng miệng. Tuy nhiên, việc hít thở không khí này phải diễn ra 5 – 15 phút một lần.

Cận cảnh loài “quái vật nước ngọt lớn nhất hành tinh” ở Amazon

 

Theo Alex Lee (tổng hợp)