Những điều cần biết về ghế ngồi trẻ em trên ôtô

Hầu hết trong số chúng ta thậm chí còn không nghĩ đến việc lái xe nếu không thắt dây an toàn. Đó là một lí do chính đáng. Trong một vụ va chạm, với tốc độ chỉ vào khoảng 30 dặm/h (tương đương với 48,3km/h) thì nếu một người ngồi không vững sẽ bị văng về phía trước với một lực gấp từ 30 đến 60 lần trọng lượng cơ thể họ. Điều gì sẽ xảy ra nếu người ngồi không vững đó lại là trẻ em? Gần như chắc chắn là đứa trẻ sẽ lao mạnh xuống, tự làm mình và những người khác bị thương. Tồi tệ hơn, chúng có thể bị văng ra ngoài qua cửa sổ.

Thậm chí, khi vừa ôm đứa trẻ vừa lái xe thì không được coi là an toàn. Khi va chạm, đứa trẻ sẽ bị ép vào giữa cơ thể bạn với phần bên trong của chiếc xe. Thậm chí nếu lúc đó bạn có thắt dây an toàn thì đứa trẻ cũng sẽ bị văng khỏi tay bạn dưới tác động của lực va chạm. Đơn giản là bạn không thể giữ đứa bé lại, dù bạn có cố gắng cỡ nào đi chăng nữa.

Cách tốt nhất để đưa trẻ em đi bằng xe ôtô đó là đặt chúng vào một ghế ngồi trẻ em phù hợp với cân nặng và kích cỡ của chúng và được lắp đặt một cách chắc chắn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem công nghệ này hoạt động thế nào và cách chọn chiếc ghế ngồi trẻ em tốt nhất.

Tại sao lại cần phải có ghế ngồi trẻ em?

Khi chiếc xe đâm phải một vật thể khác, ví dụ như một cái cây, một bức tường, hay một chiếc xe đang chuyển động khác, nó sẽ bị dừng lại ngay lập tức dưới tác động của sự va chạm. Tuy nhiên, bất cứ thứ gì mà không được giữ chặt lại bên trong xe vấn sẽ tiếp tục chuyển động, bao gồm cả con người. Điều này xảy ra là do quán tính. Quán tính là xu hướng tiếp tục chuyển động của một vật thể cho đến khi có một vật thể khác chống lại chuyển động này.

Thử tưởng tượng nhé: Khi bạn đang vi vu với vận tốc đều đều ở mức 50 dặm/h (tức khoảng 80,5km/h) thì vận tốc chiếc xe và vận tốc của bạn gần như là như nhau, vì thế bạn có cảm tưởng là bạn và chiếc xe đang chuyển động như hai cá thể riêng biệt. Nhưng nếu chiếc xe tông phải một cột điện thoại thẻ chẳng hạn, thì rõ ràng là quán tính của bạn và chiếc xe trở nên hoàn toàn độc lập. Chiếc cột điện thoại sẽ giữ cho chiếc xe dừng lại, nhưng vận tốc của bạn thì vẫn thế. Mặt bạn có thể bị đập vào kính chắn gió, vô-lăng hay là lưng ghế của chiếc ghế đằng trước bạn. Ngực bạn có thể đập vào bảng đồng hồ.

Thậm chí bạn còn có thể bị văng khỏi xe. Các cơ quan nội tạng của bạn chúng vấn tiếp tục chuyển động. Não bạn sẽ bị nén vào phần hộp sọ trước; và tim, phổi, thận của bạn có thể bị dồn vào nhau hoặc vào xương. Nghe thật là khủng khiếp! Và đó là lí do vì sao chúng ta dùng dây an toàn. Dây an toàn được thiết kế để buộc chặt cơ thể bạn vào chiếc xe, phân tán lực phá huỷ của sự va chạm sang những phần đàn hồi hơn của cơ thể, làm tăng cơ hội sống sót và giảm khả năng bị thương nặng trong những vụ va chạm lên tới 50%.

Tuy nhiên, dây an toàn được thiết kế là dành cho người lớn. Chúng được vắt chéo qua vai, ngang qua cơ thể bạn, cho lồng ngực và xương chậu của bạn một lực hãm gần như tuyệt đối. Để một chiếc dây an toàn làm tốt nhiệm vụ của mình, nó phải rất vừa với cơ thể; và đơn giản là với một đứa bé thì kích thước của một chiếc dây an toàn là quá to. Thay vào đó, chúng ta nên sử dụng một chiếc ghế trẻ em được thiết kế đặc biệt.

Có 3 loại ghế trẻ em cơ bản, mỗi loại được thiết kế cho trẻ em ở những độ tuổi và kích thước cơ thể khác nhau.

– Ghế quay mặt về đằng sau dành cho trẻ sơ sinh và ghế mui trần.

– Ghế quay mặt về đằng trước.

– Ghế nâng và ghế nâng không có lưng dựa.

1. Ghế quay mặt về đằng sau dành cho trẻ sơ sinh và ghế mui trần.

Những chiếc ghế quay mặt về đằng sau dành cho trẻ em dưới 7 tuổi nhìn chung thích hợp với trẻ em cân nặng dưới 10kg, khoảng từ lúc mới sinh cho đến 12 tháng tuổi. Dù rằng chúng có thể được lắp đằng trước nếu cực kì cần thiết, nhưng nó sẽ an toàn hơn nhiều nếu lắp chiếc ghế này ở chiếc ghế phía sau của chiếc xe. Điều này là cực kì quan trọng nếu ở ghế trước có túi khí bên. Nếu có điều gì đó làm cho chiếc túi khí này bung ra, thì lực bung ra của chiếc túi khí này cũng đủ làm bị thương nặng đứa trẻ ở ghế ngồi đằng trước. Trên thực tế, theo Ban quản lí an toàn giao thông quốc gia của Mĩ (National Highway Traffic Safety Administration – NHTSA) thì tất cả trẻ em từ 12 tuổi trở xuống nên ngồi ở ghế sau.

Thiết kế quay mặt về đằng sau của những chiếc ghế này bảo vệ tốt hơn đầu, cổ và xương sống của đứa trẻ hơn là loại ghế quay mặt về đằng trước; và thực sự thì tốt nhất là để trẻ em ngổi ở những chiếc ghế quay mặt về phía sau càng lâu càng tốt. Tất nhiên, cho đến khi đứa trẻ đạt đến cân nặng tối đa của chiếc ghế trẻ em này thì nó không còn còn thích hợp để bảo vệ đứa trẻ nữa. Tương tự, nếu đầu của đứa trẻ cao hơn phần đỉnh của chiếc ghế, nó sẽ không còn làm giảm chấn động của sự va chạm một cách hiệu quả nữa. Lúc này, thay thế chúng bằng một chiếc ghế đặc biệt dành cho trẻ biết đi là cần thiết.

Một vài loại ghế dành cho trẻ sơ sinh còn có thêm một vài tính năng khác giúp bảo vệ an toàn hơn, hoặc chỉ đơn giản là để sử dụng chúng một cách thuận tiện hơn. Một vài mẫu có chân đế gắn vào xe có thể tháo ra được, để duy trì vị trí của chiếc ghế cho đến khi chúng không còn cần thiết nữa. Chiếc ghế an toàn thực tế gắn vào phần chân đế và được khoá chặt vào vị trí này, cho phép bạn sử dụng nó như một chiếc địu trẻ em. Điều này cho phép bạn mỗi khi đưa bé vào trong hoặc ra ngoài xe thì không cần phải lắp lại toàn bộ chiếc ghế. Với một vài mẫu mã, những chiếc ghế có thể được điều chỉnh để thoải mái hơn, hoặc để tăng kích cỡ cho những trẻ đang lớn.

Nếu bạn cảm thấy khó để đặt một chiếc ghế phù hợp với chiều cao, cân nặng của con mình thì hãy “dạo qua phố phường, dạo quanh thị trường”. Một vài nhà sản xuất đã cho ra đời những chiếc ghế mui trần với giới hạn về chiều cao và cân nặng lớn hơn. Một chiếc ghế mui trần thì to hơn và nặng hơn một chiếc ghế dành cho trẻ sơ sinh đơn thuẩn và có thể sử dụng lâu hơn và cho trẻ em lớn hơn. Khi đứa trẻ của bạn đã đạt đến chiều cao và cân nặng thích hợp thì một chiếc ghế mui trần có thể chuyển đổi theo hướng dẫn của nhà sản xuất để sử dụng như một chiếc ghế trẻ em quay mặt về đằng trước.

Những chiếc ghế dành cho trẻ sơ sinh và ghế mui trần được gắn chặt vào chiếc xe sử dụng dây an toàn hoặc/và hệ thống LATCH (sẽ bàn về hệ thống này ở phần sau của bài viết), và đứa trẻ sẽ được buộc chặt với chiếc ghế với một trong những kiểu dáng yên ngựa như sau:

– Kiểu yên ngựa 3 điểm với những quai chạy ngang qua vai và buộc chặt với cái khoá ở gần đáy của chiếc ghế.

– Kiểu yên ngựa 5 điểm với 5 quai: 2 ở vai, 2 ở hông và 1 ở đáy.

– Kiểu tấm chắn qua đầu có một tấm nệm chắn chạy xuống dưới bao quanh đứa trẻ, tương tự như những tấm cản thường thấy trong những chuyến đi dạo quanh hội chợ.

– Một tấm chắn hình chữ T bao gồm một tấm nệm hình chữ T hay một tấm chắn hình tam giác được gắn vào những quai ở vai. Chiếc tấm chắn này không vắt qua đứa trẻ mà được gắn vào phần trên của vật dụng.

Nếu bạn đang nghĩ đến việc mua một chiếc ghế mui trần thay vì mua một mẫu quay mặt về phía sau chuyên dụng thì hãy xác định trước rằng tấm chắn qua đầu hoặc tấm chắn hình chữ T có thể sẽ không thích hợp với những trẻ nhỏ tuổi. Trên thực tế, kiểu yên ngựa với 5 điểm được coi là sự lựa chọn tốt nhất bởi vì nó dễ dàng được điều chỉnh để hoàn toàn vừa vặn với đứa trẻ của bạn.

2. Ghế quay mặt về đằng trước.

Khi đứa trẻ của bạn lớn lên, chúng sẽ nhanh chóng vượt quá những khuyên dùng của nhà sản xuất dành cho những chiếc quay mặt về phía sau. Với những trẻ hơn một tuổi và cân nặng hơn 9,1kg thì những chiếc ghế quay mặt về đằng trước trở nên thích hợp. Nếu bạn đã mua một chiếc ghế ngồi mui trần dành cho trẻ sơ sinh thì bằng cách tuân theo những hướng dẫn của nhà sản xuất, bạn có thể thay đổi chiếc ghế này và tiếp tục sử dụng nó. Để thay thế, bạn có thể chọn cách mua một chiếc ghế quay mặt đằng trước chuyên dụng.

Một chiếc ghế quay mặt về đằng trước thích hợp nhất khi được dùng ở khoang sau của chiếc xe, nơi mà dây an toàn và hệ thống LATCH được dùng để đảm bảo an toàn cho bản thân chiếc ghế và những tấm cản toàn bộ được dùng để bảo vệ đứa trẻ. Mặc dù nó có thể được lắp đặt ở ghế trước của chiếc xe nếu cần thiết (ví dụ trong trường hợp bạn đang lái một chiếc xe tải không có ghế sau), thì cũng không bao giờ được làm điều này nếu có sử dụng túi khí. Một vài mẫu xe tải gần đây có những nút bật/tắt túi khí dành bên hông cho hành khách. Nếu bạn bắt buộc phải đi với con, để con ngồi ở ghế đằng trước và có nút bật/tắt thì bạn phải tắt chế độ túi khí đi.

Ngồi ở hàng ghế sau luôn luôn là tốt nhất. Theo NHTSA thì đặt một đứa trẻ ngồi ở ghế đằng sau thay vì ghế đằng trước giảm rủi ro tử vong lên đến 27% dù chiếc xe có túi khí bên hông hay không.

3. Ghế nâng

Khi một đứa trẻ quá lớn đối với một chiếc ghế ngồi hình yên ngựa thì đó là lúc sử dụng ghế nâng. Một đứa trẻ được coi là “quá lớn” nếu nó vượt qua những giới hạn về cân nặng của nhà sản xuất hay khi đầu của nó cao hơn đỉnh của chiếc ghế. Thông thường, một đứa trẻ sẽ cần phải dùng đến chiếc ghế nâng khi nó khoảng 4 hoặc 6 tuổi.

Như chúng ta đã thấy rằng, chiếc dây an toàn được thiết kế để ở vị trí ngang xương chậu và lồng ngực, làm phân tán lực va chạm đến những phần mạnh nhất của bộ khung xương. Một chiếc ghế nâng hoạt động bằng cách nâng đứa trẻ lên làm cho chiếc dây an toàn dành cho người lớn vừa với những khu vực này.

Khi đang sử dụng dây an toàn thiết kế liền với xe thì những chiếc ghế nâng không có một chiếc yên ngựa trọn vẹn để giữ đứa trẻ tại chỗ; thay vào đó, nó giữ đứa trẻ vào chiếc ghế. Điều này có nghĩa là việc đảm bảo rằng chiếc dây an toàn được điều chỉnh đúng là cực kì quan trọng.

Bạn cần phải chắc chắn rằng:

– Chiếc dây an toàn được thắt chặt một cách an toàn và càng chặt càng tốt.

– Chiếc dây phải đi qua vùng xương chậu, chứ không phải dạ dày.

– Chiếc quai chéo phải ngang qua vai, chứ không phải qua cổ.

Thông thường, đến tầm 6 tuổi, hay khi một đứa trẻ có thể tự ngồi thẳng mà không bị đổ người hay thõng vai xuống thì nó có thể bỏ chiếc ghế nâng đầy đủ để đến với một chiếc ghế nâng không có lưng dựa. Một chiếc ghế nâng không có lưng dựa đơn giản là một chiếc ghế nâng thông thường mà không có phần dựa lưng. Cũng như với những chiếc ghế ngồi trên xe khác, bạn có thể thấy những chiếc ghế nâng mui trần được chuyển đổi từ một mẫu có lưng dựa sang không có lưng dựa. Phải nhớ rằng, khi ngồi trong chiếc ghế nâng không có lưng dựa, đứa trẻ của bạn phải ngồi thằng để chiếc quai chéo của dây an toàn vắt qua vai chứ không phải qua cổ của đứa trẻ.

Một đứa trẻ vẫn chưa thích hợp để dùng một chiếc thông thường cho đến khi nó đủ cao để chân nó cong đúng chỗ đầu gối ở mép chiếc ghế; nó phải đủ trưởng thành để có thể ngồi dựa lưng vào ghế mà không đổ gục xuống; vòng dây của chiếc dây an toàn nằm cao trên bắp đùi hoặc dưới hông, chứ không phải trên dạ dày; phần dây qua vai phải nằm qua vai và ngực, tránh vắt qua tay và cổ.

Một đứa trẻ sẵn sàng để dùng một chiếc ghế người lớn thông thường mà không cần sự trợ giúp của chiếc ghế nâng sẽ cao vào khoảng 1,5m và vào tầm 8 tuổi. Hãy luôn nhớ trong đầu rằng bởi vì đứa trẻ thay đổi kích thước cơ thể dựa vào tuổi, một vài đứa trẻ vẫn có thể sử dụng những chiếc ghế nâng vào độ tuổi 10 hoặc 11.

Khi mua một chiếc ghế

Những cái bạn thấy cần thiết khi mua một chiếc ghế phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tuổi của đứa trẻ và loại xe mà bạn đang dùng. Không có chiếc ghế nào là “tốt nhất” cả; chiếc tốt nhất là chiếc phù hợp với chiều cao và cân nặng của đứa trẻ nhà bạn. Tất cả những chiếc ghế hiện đang có trên thị trường đều đáp ứng đủ các tiêu chuẩn an toàn cần thiết. Hãy chọn một chiếc phù hợp nhất với đứa trẻ và với chiếc xe của bạn. Một vài mẫu mã có những tính năng khác nhau, hãy chọn một chiếc mà giúp bạn sử dụng nó một cách đúng đắn trong mọi lần và hãy bỏ ngay cái ý nghĩ rằng càng đắt tiền thì chiếc ghế càng an toàn!

Hãy chắc chắn rằng phần yên ngựa phải thật vừa vặn với đứa trẻ của bạn, rằng chiếc ghế được lắp đặt tốt và rằng những chiếc dây an toàn trong xe bạn đều trong tình trạng tốt. Nếu bạn không thể thử chiếc ghế trước khi mua nó thì hãy đảm bảo rằng nó phải có chính sách hoàn lại. Nếu chiếc ghế không thích hợp với đứa trẻ hay chiếc xe của bạn hay bạn thấy rằng nó không phù hợp với đứa trẻ của bạn, bạn sẽ muốn có thể trả lại nó và được hoàn tiền hay chứng nhận mua hàng.

Việc mua lại một chiếc ghế second-hand cũng thật cám dỗ. Nếu bạn đang xem xét một mẫu ghế second-hand, hãy đặc biệt chú ý đến tuổi thọ của chiếc ghế. Hãy tránh những chiếc ghế được dùng trên 6 năm hoặc những chiếc đã trải qua va chạm. Hãy nhìn kĩ những vết rạn nứt và những dầu hiệu đã được dùng trên chiếc ghế và những tấm chắn. Kể cả khi bạn mua cái gì mới hay second-hand thì cũng nên chú ý đến khả năng hoàn lại.

Khi tìm mua một chiếc ghế, bạn có thể tham khảo đến LATCH. Đây là một hệ thống mới, được phát triển để làm cho chiếc ghế sử dụng dễ dàng hơn một cách an toàn. LATCH là chữ viết tắt của “Lower Anchor and Tethers for Children” (hệ thống neo và thắt chặt thấp hơn dành cho trẻ em) và làm cho việc sử dụng dây an toàn để bảo vệ đứa trẻ trên chuyến đi trở nên không cần thiết. Tuy nhiên, chiếc xe của bạn phải thích hợp với hệ thống neo. Bắt đầu từ năm 2002, tại Mỹ hầu hết xe cộ mới đã bắt đầu được sản xuất với hệ thống LATCH bên trong. LATCH không nhất thiết là phải an toàn hơn so với việc sử dụng dây an toàn để bảo vệ ghế ngồi, dù cho nó có thể làm cho việc lắp đặt an toàn dễ dàng đạt được hơn. Đại lý bán lẻ ghế ngồi trẻ em của bạn có thể tư vấn cho bạn chiếc ghế nào thích hợp với chiếc xe của bạn. Nhiều trong số những ghế ngồi trẻ em hiện nay có thể được sử dụng với cả hệ thống LATCH và những chiếc dây an toàn. Vì thế, nếu bạn có 2 chiếc xe, một chiếc có hệ thống LATCH, một chiếc không và chỉ có một chiếc ghế trẻ em thì bạn sẽ phải tìm được chiếc ghế dùng được với cả hai cơ chế bảo vệ này.

Những điểm cần chú ý khi mua ghế ngồi trẻ em

Ghế dành cho trẻ sơ sinh

– Sử dụng một chiếc ghế quay mặt về đằng sau, được ước lượng đến khoảng 20 pounds (khoảng 9,07kg). Bạn cũng có thể tìm được những mẫu ghế này với giới hạn lên đến 22, 30 hoặc 35 pounds (9,8 – 13,6 hoặc 15,9kg) nếu cần thiết.

– Nên dùng loại yên ngựa 5 quai.

– Một nút điều chỉnh đằng trước để làm chiếc yên ngựa chặt hơn thì dễ sử dụng hơn.

– Với những trẻ vừa sinh và trẻ sơ sinh thì nên có phần dựa tối đa 45 độ. Một vài ghế ngồi có các chỉ số góc và bộ phận điều chỉnh gắn liền để giúp điều chỉnh độ ngửa của ghế một cách đúng đắn.

– Hầu hết các mẫu có tay vịn sẽ yêu cầu chiếc tay vịn đó phải được hạ xuống khi đang đi.

– Một dây giữ quay mặt đằng sau, bọt biển chống va chạm và thanh ngang đàn hồi có thể cải thiện sự an toàn.

– Những chiếc ghế dành cho trẻ sơ sinh chuyên dụng có thể thích hợp với đứa trẻ
ủa bạn hơn là những mẫu mui trần.

– Một vài mẫu mã có thể bao gồm một hệ thống chân đế và bánh xe đẩy đầy đủ, trong khi những mẫu khác chỉ có một chân đế thuận tiện. Hãy chọn một hệ thống thích hợp nhất cho bạn.

Ghế mui trần

– Một chiếc ghế quay mặt đằng sau thì an toàn hơn. Hãy chọn một mẫu với giới hạn cân nặng khoảng 30 – 35 pounds (13,6 – 15,9kg) và để cho đứa trẻ ngồi ở những chiếc ghế quay mặt đằng sau được càng lâu càng tốt.

– Chiếc ghế nên được bỏ mui ra khi đỉnh đầu đứa trẻ chạm vào đỉnh chiếc ghế hoặc khi đứa trẻ đạt đến giới hạn 30-35 pounds về cân nặng.

– Hãy tìm một chiếc với dạng yên ngựa 5 điểm và nút điều chỉnh yên ngựa ở đằng trước.

– Một vài mẫu mã có những dây giữ có thể sử dụng để quay mặt về đằng sau và có bọt biển chống va chạm để tăng độ an toàn. Một vài mẫu còn có những kẹp để khoá gắn liền.

Ghế nâng

– Một chiếc ghế nâng được sử dụng tốt nhất khi đứa trẻ của bạn đạt 40 pounds (18,1kg) và được sử dụng cùng với một chiếc dây qua lòng và vai.

– Sử dụng một chiếc ghế nâng cho đến khi đạt tới những giới hạn của nhà sản xuất hoặc cho tới khi đứa trẻ của bạn có thể sử dụng dây an toàn một cách thích hợp.

– Sử dụng một chiếc lưng cao nếu chiếc xe của bạn có lưng ghế thấp và không có chỗ dựa đầu. Một chiếc ghế không lưng dựa cũng thích hợp để sử dụng khi ghế xe của bạn có phần dựa đầu.

– Nhiều loại ghế nâng có hỗ trợ điều chỉnh đầu và miếng đệm lót để cảm thấy thoải mái hơn.

Hãy sử dụng đúng!

Chúng ta đều thấy rằng trẻ em an toàn hơn khi ở ghế đằng sau và nên được đặt trong một chiếc ghế hoặc một chiếc ghế nâng thích hợp cho đến khi chúng có thể tự ngồi và sử dụng dây an toàn. Chúng ta cũng đều biết rằng, muốn một chiếc ghế được sử dụng một cách hiệu quả, nó phải được lắp đặt đúng.

Đáng buồn thay, nhiều người mua và lắp đặt ghế và không thể chắc chắn được rằng chúng được thắt chặt một cách an toàn và lắp đặt một cách đúng đắn. Lúc nào bạn cũng nên sử dụng đúng các vị trí yên ngựa và đảm bảo rằng chúng vừa vặn; tất cả các loại ghế đều khác nhau nhưng những hướng dẫn sử dụng sẽ đưa ra những chỉ dẫn cách làm đúng cho những chiếc dây an toàn. Chiếc ghế nên được đảm bảo một cách chặt chẽ, hãy kéo nó để kiểm tra trước mỗi chuyến đi là một thói quen tốt cần thiết lập. Không nên để chiếc ghế dễ dàng di chuyển từ bên này sang bên kia hoặc về phía trước. Chiếc dây an toàn của bạn có thể có một hệ thống khoá gắn liền, nhưng nếu không có thì bạn cần phải đầu tư một cái.

Khi đứa trẻ ngồi trong ghế, nên có một chiếc kẹp ngực yên ngựa ở vị trí đúng – đến giữa ngực hoặc tầm nách của đứa trẻ. Những chiếc yên ngựa thẳng với những quai được đặt đúng tại vai hoặc trên vai một chút là điều bắt buộc. Nếu con bạn cần một chiếc chăn hay một vật để che phủ thì hãy đặt nó lên trên đỉnh của chiếc yên ngựa chứ đừng cố kéo dãn những chiếc quai ra để bao qua vật che phủ.

Tất nhiên, tất cả những chiếc ghế đều có hướng dẫn đầy đủ, và rất đáng kiểm tra lại lần 2 để chắc chắn rằng bạn đã lắp đặt chiếc ghế một cách càng an toàn càng tốt. Nên nhớ rằng, việc làm theo đúng các chỉ dẫn là vô cùng cần thiết để bảo đảm sự an toàn cho đứa trẻ của bạn.

Thái Thanh

 

Theo Autonet.com.vn