Mới đây, một cô gái trẻ đã phải được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt do hội chứng sốc độc sau khi để quên tampon trong âm đạo suốt 9 ngày. Sự việc này đã khiến nhiều người lo lắng về nguy cơ sức khỏe mà loại băng vệ sinh hiện đại này gây ra, nhất là khi dùng sai cách.
Thực tế, trên bao bì của một số loại tampon đã cảnh báo về nguy cơ bị hội chứng sốc nhiễm độc (TSS) cho người tiêu dùng. Nhưng TSS là gì vẫn là một thắc mắc của nhiều chị em. Trang web của Dịch vụ y tế quốc gia (NHS) tại Vương quốc Anh đã đưa ra những thông tin cơ bản nhất về TSS.
TSS là gì?
Hội chứng sốc nhiễm độc (TSS) là một bệnh nhiễm khuẩn hiếm gặp nhưng nguy hiểm tính mạng do vi khuẩn Staphylococcus aureus và Streptococcus pyogenes gây ra.
Những vi khuẩn này thường sống vô hại trên da, mũi hay miệng nhưng có thể xâm nhập vào mạch máu của cơ thể và giải phóng độc tố độc hại. Những độc tố này cũng sẽ gây tổn hại mô, bao gồm da và các bộ phận, gây ảnh hưởng tới nhiều chức năng trọng yếu.
Nguyên nhân của TSS
Một tỷ lệ đáng kể các trường hợp nhiễm TSS xảy ra ở những phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt và sử dụng băng vệ sinh, đặc biệt là băng vệ sinh được thiết kế có tác dụng siêu thấm.
TSS cũng có thể xảy ra khi một vết nhọt, vết côn trùng cắn hoặc vết thương bị nhiễm vi khuẩn. Một số trường hợp có liên quan đến tổn thương da do bị bỏng khiến các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và giải phóng độc tố.
Làm thế nào để phụ nữ sử dụng tampon có thể giảm nguy cơ nhiễm TSS?
Theo trang web Tampax: “Bạn có thể làm giảm nguy cơ nhiễm TSS trong kỳ kinh nguyệt bằng cách thay băng vệ sinh tampon ít nhất một lần mỗi ngày và sử dụng loại có độ thấm hút tối thiểu cần thiết để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Thậm chí, bạn cũng có thể không sử dụng tampon để loại bỏ nguy cơ nhiễm TSS.”
Tampax cũng tư vấn chị em như sau:
– Hãy nhớ rửa tay trước và sau khi đưa tampon vào vùng kín cũng như khi lấy chúng ra.
– Bạn nên thay đổi tampon một lần sau 4-8 giờ.
– Sử dụng tampon thấm hút tốt.
– Tampon được thiết kế để thấm hút kinh nguyệt, do đó, bạn không nên sử chúng trong những ngày không có kinh nguyệt.
– Nếu sử dụng qua đêm, hãy thay tampon mới trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy.
Những triệu chứng của TSS là gì?
Triệu chứng đầu tiên thường là sốt cao đột ngột khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên trên 38,9 độ. Sau đó, các triệu chứng khác sẽ nhanh chóng xuất hiện trong vòng vài giờ tiếp theo, bao gồm: buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, các triệu chứng giống như cúm (đau đầu, đau cơ, đau họng và ho), ngất xỉu hoặc cảm giác mệt mỏi, chóng mặt.
Theo trang web của NHS: “Tình trạng da phát ban cũng có thể xảy ra, lòng trắng của mắt, môi và lưỡi ngày càng trở nên đỏ hơn bình thường. Một số người bị TSS cũng có thể có các triệu chứng của bệnh nhiễm liên cầu khuẩn nghiêm trọng. Ví dụ, đau cơ bắp, đau bụng (như sau khi sinh con) hay ho.”
Khi nào cần đi khám
Nếu bạn bị sốt đột ngột và có một hoặc nhiều các triệu chứng trên, bạn không hẳn đã bị hội chứng TSS. Tuy nhiên, bạn cũng không nên bỏ qua các triệu chứng này và nên đi khám bác sĩ.
Nếu bạn đang dùng tampon và có những triệu chứng trên, hãy bỏ nó ra ngay lập tức và đi khám càng sớm càng tốt.
Thụy Du
Dịch theo MR
Dịch theo MR
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.