Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm axit folic và folate. Hiểu đơn giản, axit folic là vitamin tổng hợp, được sản xuất trong phòng thí nghiệm còn folate là vitamin tự nhiên. Phụ nữ có ý định hoặc đang mang thai được khuyên nên bổ sung axit folic vào những tháng đầu thai kỳ. Có rất nhiều người không hiểu tại sao. Việc bổ sung đầy đủ folate là điều rất cần thiết cho sự phát triển ống thần kinh (sẽ phát triển thành hệ thần kinh trung ương, gồm não bộ và cột sống), giúp phòng chống nguy cơ dị tật ống thần kinh. Do cơ thể con người không có sẵn folate, vì vậy phải bổ sung qua đường ăn và đường uống.
Folate là gì?
Folate là vitamin B9 – một loại vitamin tan trong nước. Tương tự như vitamin C, cơ thể con người chúng ta không thể trữ folate, thay vào đó sẽ đào thải qua đường nước tiểu. Vì vậy, hàng ngày cần bổ sung những thực phẩm giàu folate, để đảm bảo cơ thể luôn có folate.
Những thực phẩm giàu folate như:
– Các loại rau lá xanh (rau bina, rau diếp, rau mùi tây, súp lơ, bông cải xanh, củ dền, măng tây)
– Trái cây (cam, xoài, bưởi, đu đủ, dâu tây, quả mâm xôi)
– Các loại đậu, đậu Hà Lan và đậu lăng
– Các loại hạt, thịt bò, gan gà
– Các loại ngũ cốc (hạt diêm mạch, yến mạch, hạt chia..)
Folate kết hợp với vitamin B12 và vitamin C để giúp cơ thể sản xuất protein mới. Nó cũng giúp hình thành hồng cầu và sản xuất DNA.
Folate đóng vai trò quan trọng với sự phát triển toàn diện của thai nhi trong bụng mẹ, đặc biệt trong những tuần đầu thai kỳ khi ống thần kinh bắt đầu hình thành. Vào khoảng ngày thứ 21-28 sau khi thụ tinh, ống thần kinh của bé đã hoàn thiện.
Folate và axit folic
Axit folic là dạng tổng hợp của folate. Axit folic thường dưới dạng thuốc bổ sung hoặc bổ sung thêm vào thực phẩm ăn hàng ngày như bánh mỳ và ngũ cốc.
Folate và axit folic không giống nhau. Folate được chuyển hóa trong dạ dày, trong khi axit folic được chuyển hóa ở gan.
Bổ sung nhiều axit folic liệu có tốt?
Bổ sung axit folic đầy đủ thực sự làm giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi. Nhưng có những lo ngại rằng bổ sung axit folic quá mức sẽ không an toàn cho sức khỏe.
Đã có nghiên cứu báo cáo có acid folic chưa được chuyển hóa trong máu sau khi uống thuốc bổ sung axit folic hoặc thực phẩm tăng cường. Axit folic được chuyển hóa ở gan, sau đó bão hòa khá nhanh chóng, dẫn đến dư thừa trong máu. Axit folic quá nhiều trong máu có thể làm giảm hiệu quả của các tế bào kháng bệnh tự nhiên.
Các nghiên cứu cũng cho thấy hàm lượng axit folic cao có thể tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư. Tại Mỹ, Canada và Chile, nghiên cứu chứng minh bệnh ung thư ruột kết có liên quan đến việc bổ sung axit folic.
Một nghiên cứu khác từ Na Uy cũng cho kết quả ung thư liên quan đến axit folic. Bệnh nhân bị bệnh tim được điều trị bằng axit folic và vitamin B12 có nguy cơ tái phát bệnh và tử vong vì bệnh ung thư.
Một số nghiên cứu khác cho thấy những phụ nữ bổ sung axit folic có thể có nguy cơ mắc ung thư vú. Trong khi đó một nghiên cứu của Trung Quốc lại chứng minh việc bổ sung axit folic trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
Ngoài ra còn có trường hợp phụ nữ mang thai không có khả năng hấp thụ axit folic tổng hợp do cơ thể bị đột biến di truyền của gen MTHFR. Đột biến gen MTHFR là hiện tượng rất phổ biến. Axit folic tổng hợp được chuyển đổi thành methylfolate qua một quá trình được gọi là methyl hóa. Quá trình này đòi hỏi một số enzyme tạo ra bởi gen MTHFR. Khi gen MTHFR bị đột biến, không thể tạo ra enzyme giúp chuyển đổi axit folic thành methylfolate. Như vậy trường hợp việc bổ sung axit folic là vô ích.
Vậy bà mẹ mang thai có nên bổ sung axit folic
Nói chung folate vẫn là vitamin cần thiết cho thai nhi, mẹ bầu vẫn phải bổ sung đầy đủ. Tuy nhiên để giảm nguy cơ mắc ung thư, nên hạn chế bổ sung folate qua đường thuốc, tức là các loại thuốc bổ sung axit folic. Thay vào đó hãy bổ sung folate qua đường ăn uống.
Việt Hà
Nguồn: BB
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.