Ăn dặm là giai đoạn quan trọng, một bước chuyển biến lớn của cả bé lẫn mọi người trong nhà. Giai đoạn này với bé đánh dấu một bước tiến lớn trong quá trình tự hoàn thiện của hệ tiêu hóa, đồng thời là dịp để con học hỏi các kỹ năng mới nhằm phục vụ cho cả cuộc đời sau này. Đối với bố mẹ thì ăn dặm cũng đánh dấu giai đoạn cần quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng cho con chứ ko chỉ đơn thuần là sữa như trước đây. Để việc ăn dặm của con là những ngày vui và đáng nhớ thì rất mong các bố mẹ hãy chú ý tới những thông tin sau.
Khi nào bé cần cần ăn dặm?
Có lẽ đây là điều mà bố mẹ nào cũng quan tâm, thậm chí có khi trước cả khi em bé ra đời nữa. Việc khi nào em bé có thể ăn dặm phụ thuộc chủ yếu vào sự hoàn thiện của hệ tiêu hóa. Các bé khi sinh ra đời thì quá trình hoàn thiện của các cơ quan trong cơ thể con vẫn tiếp tục để đáp ứng nhu cầu phát triển sinh lý và tâm lý của con.
Từ yếu tố chủ chốt này sẽ dẫn đến nhiều các dấu hiệu khác, mà phổ biến là:
– Bé có thể giữ vững đầu và cổ khi ngồi
– Bé tỏ dấu hiệu quan tâm tới các món ăn
Độc giả có thể tham khảo thêm tại bài viết: Nên bắt đầu cho bé ăn dặm ở tháng tuổi nào?
Tìm hiểu về hệ tiêu hóa của bé
Hệ tiêu hóa của em bé nói chung là giống với hệ tiêu hóa của người lớn. Bao gồm các bước cơ bản để xử lý thức ăn: Miệng để nhai nuốt, thực quản để nuốt, dạ dày để nhào trộn, ruột non để chuyển hóa hấp thu, ruột già để tống thải tuy nhiên chức năng của từng bộ phận cần thời gian để hoàn thiện dần dần.
Miệng
Miệng với các tuyến nước bọt chính là chặng đầu tiên của quá trình tiêu hóa thức ăn: Các cơ hàm, răng và lưỡi của miệng có trách nhiệm xé nhỏ, nghiền nát và tạo thức ăn thành các “viên nuốt” có thể nuốt được qua thực quản. Bố mẹ lưu ý về chức năng này của miệng, để chú ý tập ngay từ những ngày đầu cho con ăn thì sẽ tránh được tình trạng con không biết nhai nuốt và nuốt chửng khi ăn.
Một số kỹ năng nhai nuốt của bé được hình thành rất “bản năng” và bố mẹ nên tạo cơ hội để bé được thực hành
(Ảnh minh họa)
Trong dịch vị của miệng có men amylase để tiêu hóa tinh bột. Chất béo hay chất đạm không được xử lý ở giai đoạn này.
Hàm lượng của men này trong miệng bé chỉ đạt đủ lượng như người lớn vào giai đoạn 6 tháng sau sinh. Thức ăn lưu trong miệng thường ngắn, chỉ 15 – 18 giây, nên tinh bột cũng chỉ được phân giải 1 phần mà thôi. Nhưng để thức ăn, nhất là tinh bột được hấp thu hoàn toàn thì không thể bỏ qua bước này, nhất là các hoạt động để tại thành “viên nuốt” của miệng.
Dịch vị khi tiêu hóa tinh bột sẽ tạo ra chất ngọt kích thích vị giác, các hoạt động xé, nghiền thức ăn sẽ tạo nên các mùi vị khác nhau cho vị giác và từ đó kích thích sự ngon miệng, sự thèm ăn của bé.
Dạ dày
Sau khi đi qua thực quản, thức ăn sẽ chuyển xuống dạ dày: Trong dạy dày có men pepsin để tiêu hóa chất đạm. Cho đến 3 – 4 tháng sau sinh thì men pepsin mới đạt đủ hàm lượng cần thiết để có thể tiêu hóa triệt để chất đạm theo đúng chức năng của nó. Do trước đó nó có sợ hỗ trợ, ở trẻ em thì có thêm men renin để tiêu hóa đạm casein trong sữa, kết hợp với canxi tạo thành chất kết tủa.
Men lipase sẽ có trách nhiệm tiêu hóa những chất béo đã được nhũ tương hóa, ví dụ như lòng đỏ trứng hay đạm sữa. Đây cũng là một trong những men mà chỉ phát huy tác dụng ở trẻ em.
Và dạ dày, trái với suy nghĩ của nhiều người sẽ là nơi tiêu hóa thức ăn, lại cũng chỉ là nơi tiêu hóa 1 phần, là nơi chuẩn bị để cho thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn ở ruột non mà thôi.
Kích thước của dạ dày em bé
(Nguồn tham khảo: Uptodate – Việt hóa bởi ChaMeCuaCon.com )
Nếu như giai đoạn sơ sinh, kích thước dạ dày của bé thay đổi một cách từ từ, thì trong giai đoạn ăn dặm từ 4 – 6 tháng và từ 6 tháng trở lên bé có sự thay đổi rõ rệt và nhanh chóng ở kích thước dạ dày. Cụ thể giai đoạn 4 – 6 tháng dạ dày bé có thể chứa dung tích khoảng 86 – 130 ml. Còn từ 6 – 9 tháng dung tích dạ dày của bé là 130 – 190ml.
Ngoài việc kích thước của dạ dày sẽ lớn lên cùng bé, thì các men tiêu hóa cũng như hệ vi khuẩn đường ruột bên trong cũng sẽ sẵn sàng để tiêu hóa và hấp thu các thức ăn đặc hơn sữa, đa dạng mới mẻ hơn sữa khi bé được 6 tháng.
Vì vậy cần cho bé ăn với lượng tăng từ từ, không tăng đột ngột để phù hợp với khả năng tăng từ từ của dạ dày.
Ruột non:
Ruột non là nơi tiêu hóa và hấp thu hoàn toàn thức ăn bằng cách phân rã thành các thành phần cơ bản nhất: Dịch tụy của ruột sẽ tiêu hóa 80% lượng chất đường bột trong thực phẩm, ngoài ra cũng có trách nhiệm tiêu hóa chất béo và chất đạm nữa. Enzyme đảm nhận việc tiêu hóa chất bột của tụy chỉ đạt đến hàm lượng như của ng lớn cho đến tháng thứ 6 sau khi sinh. Thường các bé biếng ăn, một phần cũng là do thiếu dịch tụy nên gây ra rối loạn chuyển hóa, và khiến cơ thể bị thiếu chất.
Dịch mật sẽ có trách nhiệm tiêu hóa và hỗ trợ khả năng tiêu hóa chất béo nhờ kết hợp với men lipase. Ngoài ra nó cũng tiêu hóa các vitamin hòa tan trong dầu như A, D, E, K có trong chế độ dinh dưỡng. Dịch mật sẽ làm việc tốt nhất, triệt để nhất khi bé bước sang giai đoạn 7 tháng sau sinh.
Những đồ ăn “khó tiêu” như này đều phải nhờ đến ruột non “xử lý”
(Ảnh minh họa)
Ruột non là nơi tiêu hóa gần như triệt để các phần tinh của thức ăn như chất béo sẽ thành các axit béo, tinh bột thành đường glucose, v.v… Phần còn lại như lõi tinh bột, chất xơ cứng như cellulose, chất gân trong thực phẩm sẽ đc tống xuống ruột già và tạo thành chất bã thải ra ngoài.
Tất cả các hoạt động tiêu hóa hấp thu của cơ thể, từ việc tiết dịch vị của khoang miệng tới việc tiết dịch mật, dịch tụy đều có quan hệ chặt chẽ với hệ thống thần kinh và các cảm xúc. Do vậy cần cho bé ăn trong môi trường vui vẻ, th oải mái để hệ tiêu hóa của bé có thể làm việc hiệu quả nhất.
Vì vậy 6 tháng là thời điểm thích hợp nhất để cho bé ăn dặm. Cho bé ăn trước giai đoạn này có thể gây ra rối loạn tiêu hóa do hệ tiêu hóa của bé chưa đủ khả năng đáp ứng.
Xem thêm
Món ngon cho bé
Honey Bee
(Tổng hợp)
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.