Nếu bạn đang sốt ruột chờ đợi tin vui thì hãy thử xem mình có mắc phải 14 dấu hiệu ảnh hưởng đến khả năng mang thai của nữ giới dưới đây không?
1. Béo phì
Cân nặng quá mức có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone và làm người phụ nữ khó mang thai hơn. Cân nặng càng cao thì khả năng suy giảm chức năng buồng trứng càng nhiều. Trong một nghiên cứu đã được công bố về Khả năng sinh sản và vô sinh đã nhận thấy rằng, những phụ nữ béo phì ở độ tuổi 18 có khả năng mắc phải hội chứng buồng trứng đa năng. Đây là hội chứng rối loạn nội tiết phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, và là nguyên nhân dẫn đến vô sinh.
2. Quá gầy
Cũng như cân nặng quá cao có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản thì thiếu cân cũng có thể đối diện với nguy cơ này. Những phụ nữ có chỉ số BMI thấp thường thiếu hụt leptin là các hormone kiểm soát cơn đói và cảm giác no. Leptin thấp sẽ góp phần gây ra sự vắng mặt của chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, để tăng cơ hội mang thai, phụ nữ cần có chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục vừa phải để có chỉ số BMI ở mức trung bình.
3. Mẹ của bạn
Nếu mẹ bạn mãn kinh sớm thì khả năng bạn cũng vậy. Phụ nữ được sinh ra với số lượng trứng nhất định và có những yếu tố di truyền ảnh hưởng đến việc bạn có nhiều hơn, hoặc ít hơn số trứng thông thường, hoặc bạn hết trứng nhanh hơn những người phụ nữ khác. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết sẽ giống hệt mẹ của mình vì có thể có những yếu tố bên ngoài tác động đến quá trình mãn kinh của bà mà lại không tác động đến bạn.
4. Độ tuổi
Khi một người phụ nữ vào thời kỳ mãn kinh, thường ở độ tuổi 40 hoặc 50, thì sẽ hết rụng trứng và không thể có thai. Nhưng thậm chí nhiều người, ngay cả trước khi xảy ra quá trình mãn kinh cả chục năm, họ vẫn có thể gặp phải các vấn đề về sinh sản như số lượng trứng giảm đi và ít rụng hơn bình thường. Không có độ tuổi chính thức nào để biết được khả năng sinh sản chấm dứt ở nữ giới, có một số người phải đối diện với việc mãn kinh sớm, nhưng người khác vẫn có thể sinh sản tốt ở độ tuổi 40. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng, phụ nữ sẽ trở nên khó mang thai hơn sau độ tuổi 35. Điều quan trọng nhất đối với những người đang gặp rắc rối trong vấn đề thụ thai là nên đến khám chuyên khoa càng sớm càng tốt.
5. Hóa chất gia dụng
Tiếp xúc với chất gây ô nhiễm, thuốc trừ sâu, và các hợp chất công nghiệp có thể làm giảm khả năng thụ thai của một cặp vợ chồng lên đến 29%, theo một nghiên cứu năm 2013 được công bố trong tạp chí sức khỏe môi trường. Nhìn chung, có 15 chất hóa học thường gặp liên quan đến thời kỳ mãn kinh sớm bao gồm: 9 hóa chất polychlorinated biphenyls (PCBs – đã bị cấm từ năm 1979 nhưng vẫn tồn tại trong các sản phẩm cũ), 3 loại thuốc trừ sâu, 2 loại nhựa có tên gọi là phthalates (thường được tìm thấy trong nước hoa và sơn móng tay) và độc tố furan – một sản phẩm phụ của quá trình đốt công nghiệp.
6. Thuốc lá
Theo Hiệp hội Mỹ về y học sinh sản, hút thuốc là nguyên nhân của 13% trường hợp vô sinh. Thậm chí một nghiên cứu năm 2014 còn cho rằng, người mẹ hút thuốc khi mang thai còn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của những đứa con của mình.
Khói thuốc lá phá vỡ các hormone và gây tổn hại đến DNA ở cả nam giới và nữ giới. Không cần phải là người nghiện thuốc, một người phụ nữ hút thuốc vừa phải hoặc chỉ cần tiếp xúc với khói thuốc cũng đủ để bị phá vỡ chức năng nội tiết và gặp các vấn đề về sinh sản.
7. Rượu
Các bác sĩ cho rằng việc uống nhiều hơn một ly mỗi ngày có khả năng làm tăng nguy cơ rối loạn rụng trứng. Những người uống nhiều rượu đối mặt với khả năng phải điều trị vô sinh nhiều hơn những người không uống rượu. Ngay cả khi bạn đã mang thai rồi thì việc uống rượu trong thời gian đầu của thai vẫn có khả năng dẫn đến việc sinh non.
8. Thuốc ngừa thai dạng tiêm
Khi bạn ngừng dùng hầu hết các dạng ngừa thai nội tiết tố, bạn có thể có thai trong vòng một tháng. Nhưng có một ngoại lệ đối với thuốc ngừa thai dạng tiêm. Mỗi liều thuốc ngừa thai dạng tiêm có tác dụng ngăn ngừa mang thai từ 12 đến 14 tuần và nó có thể khiến bạn mất đến 1 năm để thụ thai sau khi dừng sử dụng. Vì vậy, các bác sĩ khuyên phụ nữ nên ngừng sử dụng loại thuốc này vài tháng trước khi có kế hoạch có thai.
9. Tập thể dục quá nặng
Tập luyện giúp cơ thể săn chắc và khỏe mạnh rất quan trọng khi bạn đang cố gắng để có thai. Tuy nhiên bạn không nên lạm dụng nó vì tập quá sức có thể tác động tiêu cực đến quá trình rụng trứng. Một nghiên cứu trong năm 2012 đã công bố rằng, phụ nữ có cân nặng bình thường, tập thể dục mạnh hơn 5 giờ mỗi tuần, khó có thai hơn những người phụ nữ khác. Dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất đó là sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Nếu bạn thấy chu kỳ kinh của mình ngắn hơn hoặc ít hơn thì bạn nên nói chuyện với bác sĩ về vấn đề này.
10. Điều kiện y tế
Các vấn đề sức khỏe như hội chứng đa nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, và u xơ tử cung có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai ở nữ giới. Phụ nữ bị rối loạn tự miễn dịch (như lupus, viêm khớp dạng thấp) cũng gặp khó khăn khi thụ thai vì cơ thể họ từ chối trứng đã được thụ tinh hoặc cơ thể chống lại sự xâm nhập của tinh trùng. Do đó, bạn nên phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe của mình để có phương pháp chữa trị thích hợp sẽ làm tăng cơ hội mang thai thành công.
11. Stress
Phụ nữ có nồng độ cao của một loại enzyme liên quan đến stress sẽ khó thụ thai hơn các phụ nữ khác. Căng thẳng làm thay đổi hàm lượng hormone và quá trình rụng trứng. Stress khi vượt quá ngưỡng cho phép sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cơ thể của chúng ta.
12. Lịch sử sức khỏe tình dục
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như chlamydia và bệnh lậu có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Trên thực tế, chlamydia có thể gây tác động xấu đến các ống dẫn trứng mà không xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào nên đa số các phụ nữ đều không biết đến căn bệnh của mình cho đến khi họ gặp khó khăn trong việc mang thai.
Nguồn: Theo Emdep/Congluan
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.