Thiếu máu khiến cơ thể phụ nữ suy nhược, nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm. Hãy tìm hiểu những nguyên nhân gây thiếu máu ở phụ nữ qua bài viết này.
-
1
Thiếu máu do thiếu sắt
Thiếu sắt (IDA) là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới thiếu máu ở phụ nữ. Cơ thể cần có sắt để tổng hợp hemoglobin. Khi cơ thể bạn thiếu sắt sẽ dẫn tới lượng hemoglobin không đủ gây ra thiếu máu. Ở một số phụ nữ, tình trạng thiếu sắt diễn ra do quá trình mất máu kéo dài hoặc sau khi sinh con. Nếu bị u xơ tử cung, phụ nữ cũng phải đối mặt với nguy cơ thiếu sắt cao. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng thiếu sắt như:
– Bệnh đại tràng
– Thường xuyên sử dụng aspirin và thuốc giảm đau khác
– Nhiễm trùng
– Chấn thương nghiêm trọng
– Phẫu thuật
Để bổ sung thêm sắt cho cơ thể, bạn cần ăn nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng. Thịt lợn, gia cầm, cá, trứng, các sản phẩm từ sữa… đều là nguồn cung cấp sắt rất tốt. Khi mang thai, bạn cần ăn bổ sung thêm các loại thực phẩm tăng cường chất sắt để tốt cho cả mẹ và con.
Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh thiếu máu ở phụ nữ
-
2
Thiếu máu do thiếu vitamin
Vitamin B12 là loại vitamin quan trọng để tổng hợp các tế bào máu cho cơ thể và giữ cho hoạt động thần kinh diễn ra bình thường. Khi mức độ vitamin B12 quá thấp sẽ dẫn tới thiếu máu. Vấn đề thiếu máu do thiếu vitamin B12 thường xảy ra khi bạn không ăn đủ các loại thực phẩm có chứa dưỡng chất hoặc cơ thể phụ nữ không hấp thụ được vitamin B12 từ thực phẩm do một rối loạn tự miễn. Ngoài ra, nếu bạn gặp những vấn đề về đường ruột cũng sẽ ảnh hưởng tới việc hấp thụ vitamin B12.
Bạn có thể dễ dàng nhận ra cơ thể đang thiếu vitamin B12 qua những biểu hiện như tê chân, đi lại khó khăn hay suy giảm trí nhớ. Để bổ sung vitamin B12 cho cơ thể, bạn nên thường xuyên ăn các loại thực phẩm như ngũ cốc và rau quả.
-
3
Thiếu máu do thiếu folate
Folate hay còn gọi là axit folic cũng là một loại dưỡng chất cần thiết cho quá trình tổng hợp máu. Nếu bạn không cung cấp đủ lượng folate cho cơ thể, hoặc có rối loạn liên quan đến việc hấp thụ vitamin thì rất dễ dẫn tới thiếu máu. Ngoài ra, trong thời kỳ mang thai, nhu cầu folate của cơ thể lớn hơn rất nhiều, nếu bạn không cung cấp đủ cũng sẽ dẫn tới thiếu máu. Bạn cần bổ sung folate thường xuyên qua những loại thực phẩm như rau xanh, hoa quả, đậu khô, đậu hà lan, bánh mì và ngũ cốc.
Bạn cần ăn nhiều loại thực phẩm bổ sung folate để tránh thiếu máu
-
4
Thiếu máu do các bệnh lý tiềm ẩn
Một số loại bệnh lý của cơ thể cũng có thể gây ra tình trạng thiếu máu ở phụ nữ. Chẳng hạn thiếu máu khá phổ biến ở người bị bệnh thận. Khi thận của họ không khỏe, sẽ không thể tạo ra đủ các kích tố cho quá trình tổng hợp máu. Sắt và các dưỡng chất khác bị mất đi trong quá trình lọc máu khiến cơ thể thiếu chất dẫn tới thiếu máu.
-
5
Thiếu máu do bệnh di truyền về máu
Nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh thiếu máu thì bạn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này. Dưới đây là một số chứng thiếu máu có thể gặp:
Chứng thiếu máu hồng cầu hình liềm khá phổ biến ở phụ nữ. Các tế bào hồng cầu của người bệnh cứng và có một cạnh cong (hình liềm). Những tế bào này thường mắc kẹt trong mạch máu nhỏ gây cản trở cho việc lưu thông máu đến các cơ quan. Điều này dẫn tới phản ứng phá hủy hồng cầu hình liềm tự nhiên của cơ thể. Trong khi đó, lượng hồng cầu mới sản sinh không đủ bù đắp cho lượng mất đi sẽ dẫn tới chứng thiếu máu.
Chứng thiếu máu bất sản là rối loạn máu hiếm gặp. Khi bạn mắc chứng bệnh này, cơ thể sẽ ngừng sản xuất các tế bào máu mới khiết tất cả các tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu bị ảnh hưởng; dẫn tới thiếu máu và các bệnh lý khác như máu khó đông. Thiếu máu bất sản có thể do những nguyên nhân như: điều trị hóa trị hay xạ trị, tiếp xúc với hóa chất độc hại, sử dụng một số loại thuốc (như những người điều trị viêm khớp dạng thấp), bệnh tự miễn dịch (như lupus), virus hoặc gen di truyền.
Chứng thiếu máu hồng cầu hình liềm khá phổ biến