Những nguyên nhân từ mẹ khiến bé sinh ra bị nhẹ cân

Những nguyên nhân từ mẹ khiến bé sinh ra bị nhẹ cân
Ngoài chế độ dinh dưỡng không hợp lý, còn rất nhiều nguyên nhân khiến thai nhi không đạt cân nặng như mong muốn khi sinh ra, bao gồm:
Ăn uống thiếu chất
Ngay cả những mẹ vẫn chủ quan rằng mình ăn uống tốt, ăn nhiều trong thai kì cũng vẫn có thể không tránh khỏi nguy cơ thiếu chất. Đó là bởi vì thực đơn hàng ngày chưa đa dạng, không cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và thai nhi. Một số bà bầu thậm chí cân nặng tăng rất nhanh nhưng thai nhi vẫn nhẹ cân. Do đó, mẹ nên điều chỉnh lại chế độ ăn của mình, không tập trung ăn nhiều một hoặc một vài loại thực phẩm nào đó mà mỗi bữa ăn cần cung cấp đầy đủ các nhóm dinh dưỡng như protein, chất béo, vitamin và khoáng chất, tinh bột,…
Tùy vào thể trạng, cân nặng hiện tại mà điều chỉnh lượng dinh dưỡng mỗi loại sao cho phù hợp, chẳng hạn mẹ bầu thừa cân có thể hạn chế tinh bột, bổ sung rau và trái cây; những mẹ thiếu sắt, canxi, vitamin,… thì bổ sung thêm từ thực phẩm giàu loại dinh dưỡng đó, trường hợp vẫn thiếu có thể uống thuốc bổ sung theo chỉ định của bác sĩ. Đó là cách để thai nhi tăng cân nhanh hơn mà mẹ không bị “phát phì”.
Nhiễm trùng 
Ở các bà bầu, sức đề kháng thường kém hơn so với bình thường nên dễ mắc các bệnh như cúm, cảm lạnh, nhiễm trùng do virus và kí sinh trùng,… Từ đó có thể để lại hậu quả khá nặng nề là thai nhi chậm phát triển, nhẹ cân hay thậm chí tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.
Những nguyên nhân từ mẹ khiến bé sinh ra bị nhẹ cân
(Ảnh minh họa)
Rối loạn chức năng nhau thai
Chức năng của nhau thai là truyền dinh dưỡng từ mẹ đến bé để thai nhi có thể phát triển mỗi ngày. Tuy nhiên, một số “trục trặc” có thể xảy ra ở bộ phận quan trọng này, chẳng hạn tình trạng nhau tiền đạo, bong nhau non, nhau hóa lỏng,… gây cản trở sự di chuyển dinh dưỡng, oxy tới thai nhi; khiến em bé dễ bị sinh non, nhẹ cân.
Tử cung/cổ tử cung có vấn đề
Cổ tử cung giống như “nút thắt” bảo vệ thai nhi trong tử cung và hạn chế sự tấn công của vi khuẩn, nấm gây viêm nhiễm. Vì thế, khi cổ tử cung gặp trục trặc sẽ khiến sự an toàn của thai nhi bị đe dọa, nhất là khi em bé lớn dần, áp lực tăng lên sẽ dễ xảy ra tình trạng sinh non. Ngoài ra, một số vấn đề ở tử cung như u xơ, dị tật tử cung,… thường tạo môi trường không thuận lợi cho thai nhi phát triển, khiến bé bị nhẹ cân khi sinh ra.
Mẹ bầu sử dụng chất kích thích/đồ uống có cồn
Những nghiên cứu gần đây cho thấy, chất kích thích và đồ uống có cồn không chỉ làm tăng nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân mà tai hại hơn, nó ảnh hưởng nặng nề tới sự phát triển trí não của thai nhi cũng như khả năng nhận thức của con sau này. Do đó, các bà bầu tuyệt đối nên tránh xa rượu, thuốc lá, cacain,…
Hút thuốc
Dù mẹ không hút thuốc lá một cách chủ động, nhưng thật đáng ngại là ngay cả việc hút thụ động – tức là hít khói thuốc từ người khác cũng gây hại rất lớn. Khói thuốc chứa vô số những hóa chất độc hại như CO2, nicotin,… gây cản trở sự vận chuyển oxy, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của em bé. Do đó, để thai nhi khỏe mạnh và sinh ra đủ ngày đủ tháng, đạt cân nặng tiêu chuẩn thì mẹ tuyệt đối không hút thuốc và tránh xa khói thuốc.
Mẹ bầu bị mắc bệnh
Ở những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường, phụ nữ khó mang thai hay bị bệnh tim bẩm sinh,… dễ gặp các biến chứng thai kì như tiền sản giật, cao huyết áp, nhiễm trùng tử cung,… ; từ đó rất dễ bị sinh non hay sinh con nhẹ cân. Vì vậy, trước khi mang thai mẹ cần khám sức khỏe kĩ càng, tham khảo ý kiến của bác sĩ để chăm sóc thai kì tốt hơn.
Phụ nữ sinh nhiều con
Theo nghiên cứu, phụ nữ sinh nhiều con/sinh dày có tỉ lệ đẻ con nhẹ cân rất cao. 
Nguyệt Nga
Xem thêm:
Nguy cơ sinh non, thai chết lưu vì mẹ bầu hít phải khói thuốc
Những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh mẹ cần đặc biệt lưu ý (tt)
Hai điều cấm kỵ khi mang thai không phải ai cũng biết

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.