Những quan điểm sai bét nhiều người vẫn nghĩ về đồ cay

Những quan điểm sai bét nhiều người vẫn nghĩ về đồ cay
Rất nhiều người trong chúng ta yêu thích các loại thực phẩm có vị cay, trong khi một số người khác lại sợ chúng sẽ gây nóng. Ngoài ra, cũng đã có rất nhiều quan điểm xung quanh những tác dụng, tác hại của thực phẩm cay. Tuy nhiên, không phải mọi quan điểm đều luôn đúng đắn. Những tin đồn về thực phẩm cay dưới đây hẳn sẽ cần bạn xem xét lại.
Quan điểm thứ nhất 
Hầu hết trong chúng ta tin rằng những thức ăn cay có thể làm tăng tốc độ trao đổi chất. Nhưng số liệu thống kê cho thấy rằng hiệu quả trong quá trình này không đáng kể.
Những quan điểm sai bét nhiều người vẫn nghĩ về đồ cay
Quan điểm thứ hai
Nhiều người cho rằng các loại thực phẩm cay là một trong những lý do gây ra chứng loét dạ dày. Nhưng gần đây, các nhà nghiên cứu phát hiện ra thực tế rằng có một loại vi khuẩn đặc biệt phát triển ở dạ dày mới là lý do thực sự đằng sau căn bệnh này.
Quan điểm thứ ba
Thực phẩm cay không gây ra cảm giác tê như nhiều người nghĩ. Trong thực tế, cảm giác tê là do phản ứng của cơ thể khi bạn ăn một cái gì đó rất cay. Khi lưỡi của bạn đang muốn “cháy” lên vì cay, não của bạn sẽ cố gắng tiết ra một số hóa chất tạo cảm giác tốt để làm dịu vị giác của bạn.
Quan điểm thứ tư
Nhiều người cho rằng thực phẩm cay có thể làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược axit. Nhưng không giống như nhiều người nghĩ, những thứ gia vị này không hề gây trào ngược axit.
Quan điểm thứ năm
Trước đây, người ta tin rằng những thức ăn cay có thể ăn mòn niêm mạc dạ dày. Nhưng các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy rằng ký sinh trùng hoặc một số loại thuốc mới là nguyên nhân gây ra hiện tượng này.
Quan điểm thứ sáu 
Nhiều người nghĩ rằng thức ăn cay có thể  khiến bạn dễ nghiện kiểu món ăn này. Nhưng sự thực, các chuyên gia y tế vẫn chưa tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào chứng minh điều này.
Quan điểm thứ bảy
Một số chị em phụ nữ tin rằng thức ăn cay có thể dẫn đến sinh non khi ăn nhiều trong thời kỳ mang thai. Nhưng theo các nhà nghiên cứu, đây chỉ là tin đồn truyền miệng mà thôi.
 
Hải Đăng – (Dịch theo BS)

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.