Sau đây chúng ta sẽ tiếp nối phần 1 với những sa mạc lớn nhất trên thế giới.
Những sa mạc – hoang mạc lớn nhất thế giới (2)
Đứng thứ 5 trong danh sách đó chính là một sa mạc có diện tích lên tới 930.000km vuông (360.000 dặm vuông). Sa mạc Kalahari bao phủ một vùng rộng lớn của Nam Phi, Botswana và Namibia. Theo một cuốn sách xuất bản năm 1991 nghiên cứu về môi trường của Kalahari thì lượng mưa trung bình ở sa mạc này ít hơn 500mm một năm. Tuy nhiên có một số nơi chỉ nhận được 200mm nước mưa hàng năm.
Kalahari được miêu tả là “không có gì đặc biệt”. Nơi đây bị bao phủ bởi cát, có thể đã được hình thành từ 2,6 triệu đến 11.700 năm về trước, do hoạt động mạnh của gió và mưa. Sa mạc Kalahari cũng là nơi từng có nhiều hoạt động của con người nhiều ngàn năm về trước.
Trong một khu vực khai quật – hang động Wonderwerk thuộc Nam Phi – các nhà khảo cổ học đã tìm thấy bằng chứng cho thấy lửa đã cháy tại đây khoảng 1 triệu năm về trước. Họ cũng khám phá được các thứ đồ chế tác ở đồi Tsodilo, Botswana, cho thấy nơi này đã từng diễn ra hoạt động cúng tế khoảng 70.000 năm trước.
4. Sa mạc Gobi
Sa mạc Gobi là một trong những sa mạc nổi tiếng nhất. Diện tích của sa mạc này vào khoảng 1,3 triệu km vuông (800.000 dặm vuông). Gobi bao trùm cả một khu vực lớn của Trung Quốc và Mông Cổ. Tuy nhiên không phải nơi nào trên Gobi cũng khô cằn. Một vài nơi trong sa mạc còn có dạng thời tiết chia ra hai mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 50 đến 200mm tùy theo địa điểm. Khu vực phía Đông có khá nhiều mưa vào mùa hè, gió mùa hoạt động cũng mạnh hơn.
Vào năm 2011, những mô hình có dạng hình zigzag ngoằn nghèo tại Gobi đã xuất hiện trong các bức ảnh chụp bởi Google, tạo nên một loạt các giả thuyết, thậm chí có cái liên quan đến người ngoài hành tinh. Nhưng theo nhà nghiên cứu Jonathon Hill tại Đại học bang Arizona, những vệt này chủ yếu để giúp vệ tinh gián điệp của Trung Quốc định hướng cho tàu vũ trụ.
Sa mạc Gobi là nơi lý tưởng để khai quật những hóa thạch khủng long. Một bộ xương khủng long bạo chúa Tyrannosaurus Rex đã được khai quật tại khu vực này và đem bán đấu giá với giá 1 triệu đô.
3. Sa mạc Ả Rập
Diện tích của sa mạc Ả Rập là 2,3 triệu km vuông (khoảng 900.000 dặm vuông). Sa mạc Ả Rập bao phủ Ả Rập Saudi, Oman và một phần của Irac. Tùy vào địa điểm mà độ khô nóng trên sa mạc này khác nhau. Tại vùng trung tâm sa mạc nhiệt độ có thể lên tới 54 độ C. Những khu vực gần rìa sa mạc hoặc trên các cao nguyên thì ẩm hơn, đôi khi còn có sương và sương mù.
Lượng mưa trung bình hàng năm tại đây nhỏ hơn hơn 100 mm, nhưng tùy thuộc vào địa điểm, nó có thể dao động từ 0 đến 500 mm. Nhờ hoạt động tưới tiêu của con người, nhiều phần sa mạc đã được phủ xanh. Đây quả là một tín hiệu đáng mừng trong thực trạng trái đất bị sa mạc hóa ngày càng nhiều.
Tuy nhiên có những vấn đề cần phải được cân nhắc. Việc trồng cây theo vòng tròn trở nên phổ biến tại Ả Rập Saudi trong ba thập kỉ qua. Các kĩ sư đào sâu xuống dưới mạch nước ngầm 20.000 năm tuổi để lấy nước tưới tiêu. Dự tính nếu tiếp tục với tốc độ sử dụng nước như hiện nay, mạch nước sẽ cạn kiệt trong vòng 50 năm tới.
2. Sa mạc Sahara
Sa mạc Sahara có diện tích lên tới 8,6 triệu km vuông, con số còn lớn hơn diện tích 8 sa mạc trên cộng lại. Ngoài việc rộng lớn hơn các sa mạc khác thì lượng mưa ở đây cũng ít hơn hẳn. Lượng mưa hàng năm tại đây thấp hơn 25mm, ở phía Đông sa mạc, lượng mưa hàng năm có thể giảm xuống chỉ còn 5mm. Nước không thường rơi trực tiếp xuống tạo mưa tại Sahara mà thường tạo ra sương mù. Ở Sahara không có nhiều thảm thực vật để giữ nhiệt sau khi Mặt trời lặn, do đó nhiệt độ có thể trở nên rất lạnh vào buổi tối. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột giữa ngày và đêm tạo ra sương mù.
Sahara cũng có một ngọn núi lửa cao với tên gọi Emi Koussi nằm tại Chad, về phía Đông Nam của dãy Tibesti. Nó nằm ở độ cao 3.415 mét so với mực nước biển, những dòng dung nham núi lửa vẫn còn rất “trẻ”, khoảng 2 triệu năm tuổi. Theo quan niệm bình thường thì chúng ta luôn coi Sahara như là sa mạc lớn nhất thế giới, tuy nhiên không thực sự như vậy và chúng ta sẽ khám phá điều đó ở vị trí số 1.
1. Nam Cực
Vâng, hoang mạc rộng lớn nhất thế giới chính là châu Nam Cực của chúng ta với diện tích lên tới 14,2 triệu km vuông (khoảng 5,5 triệu dặm vuông).
Nam Cực là nơi lạnh nhất trên thế giới, nhiều tháng không nhận được ánh mặt trời. Không mang đặc trưng của những hoang mạc bình thường như nóng, bão cát…, lượng mưa trung bình hàng năm của Nam Cực chỉ ở mức 50mm và tồn tại chủ yếu dưới dạng tuyết. Lý do chi có rất ít tuyết nhưng tận 99% bề mặt của Nam Cực được bao phủ bởi sông băng là do nhiệt độ trung bình tại Nam Cực là âm 48 độ C. Và nó làm chậm quá trình bay hơi.
Do sự biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu, nhiều phần của Nam Cực đang có dấu hiệu nóng lên. Nhiệt độ trong vòng 50 năm qua ở Nam Cực đã tăng lên 2,5 lần – gấp 5 lần so với phần còn lại của cả trái đất. Nếu nước biển ấm lên, băng ở Nam Cực sẽ tan chảy từ bên dưới – những nơi tiếp xúc với nước biển.