Những sai lầm khi chữa bệnh thủy đậu

nhung-sai-lam-lhi-chua-benh-thuy-dau-1

Bị bệnh thủy đậu là không tắm gội

Người bệnh bị thủy đậu thường phát bệnh vào mùa nóng, thời điểm mà cơ thể luôn có nhu cầu bài tiết mồ hôi để thoát khỏi cái nóng thì các bậc phụ huynh và một số người lại kiêng tắm gội. Kiêng đến mức không đụng, không sờ vào nước dù là bất kể hình thức nào. Điều này cho thấy ngay cả việc rửa tay, chân trước khi ăn cơm hay sau khi đi vệ sinh đều bị cấm tiệt. Nếu có ra mồ hôi thì phương án được sử dụng là dùng khăn mềm hoặc giấy để lau.

Không biết áp dụng phương pháp trên có mau chóng lành bệnh hay không mà đã có thể nhìn thấy rằng việc này sẽ làm cho cơ thể không được sạch sẽ, khi lau mồ hôi sẽ làm vỡ hoặc trầy xước các nốt mụn trên da gây lây nhiễm cho những vùng da lành bệnh và để lại sẹo.

Bị thủy đậu là không ra gió

Người bị thủy đậu phải mặc quần áo kín mít từ trên xuống dưới, ở trong phòng kín gió, không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và phòng phải được che chắn cẩn thận. Hôm nào thời tiết mát mẻ thì không sao, giả sử thời tiết nóng bức thì thử hỏi người bệnh làm sao mà khỏi bệnh.

           nhung-sai-lam-lhi-chua-benh-thuy-dau-1

Trẻ em cần được tiêm phòng thủy đậu – Ảnh minh họa

Tắm rửa bằng phương pháp dân gian

Trong thời gian qua các gia đình thường áp dụng một phương pháp được truyền tai nhau đó là dùng gốc rạ để nấu nước tắm và uống để chữa bệnh thủy đậu. Sở dĩ phương pháp được tin dùng vì họ cho rằng bệnh thủy đậu hay còn gọi là bệnh Trái rạ chỉ hết khi sử dụng gốc rạ để chữa bệnh. Không biết có mang lại kết quả trong việc chữa bệnh hay không nhưng việc sử dụng gốc rạ có thể gây bội nhiễm cho da, nhiễm hóa chất do việc bón phân có trong gốc rạ.

Hiện nay việc nấu nước từ lá chè, khổ qua…để tắm cũng được truyền tai nhau, nhằm diệt trừ vi khuẩn, kháng viêm nhưng điều này có thể gây nhiễm trùng, do hóa chất có trong các loại thực phẩm này.

Bị thủy đậu phải ăn kiêng

Một số gia đình cho rằng nếu không kiêng khem trong quá trình ăn uống sẽ dẫn đến tình trạng bệnh có chuyển biến nghiêm trọng hơn. Nhưng trên thực tế người bệnh chỉ cần kiêng cữ những thức ăn gây ngứa, gây sẹo, không tốt cho hệ tiêu hóa … còn vẫn nên sử dụng những thực phẩm có lợi nhằm bổ sung các chất dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho cơ thể như bổ sung canxi, kẽm…. và áp dụng chế độ ăn uống hợp lý. Bởi vì khi cơ thể đang bệnh thì sức đề kháng đã suy giảm mà người bệnh còn kiêng cữ nữa có thể dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể.

Những suy nghĩ sai lầm về biểu hiện bệnh

Thông thường mọi người có suy nghĩ là khi cơ thể mắc bệnh thủy đậu thì phát ban lên rất nhiều. Việc này đồng nghĩa với việc là cơ thể đã xuất hết các nốt mụn và sắp khỏi bệnh. Nhưng rõ ràng là khi cơ thể nổi càng nhiều mụn nước chứng tỏ virus tấn công ngày càng mạnh, nếu không có thuốc đặc trị để ngăn chặn sẽ gây nhiều biến chứng. Bệnh chỉ không lây lan và lành khi các nốt mụn khô và không mọc thêm những mụn nước mới. Do đó, cần dẹp bỏ suy nghĩ sai lầm về việc cứ để mụn nước mọc lên hết mà cần phải đưa người bệnh tới cơ sở y tế để được điều trị và cần lưu ý trường hợp nổi mụn nước nhiều kèm theo dấu hiệu sốt cao, đây có thể là dạng biến chứng của thủy đậu.

Hiền Nguyễn
(Theo Congluan.vn)

 

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.