Bị rôm sảy không phải là bệnh nặng, thế nhưng nếu như mẹ chữa trị không đúng cách thì sẽ khiến cho quá trình điều trị kéo dài hơn và bé sẽ khó chịu trong nhiều ngày hơn.
Pha nước tắm chứa nhiều chanh và muối
Đây là một trong số nhiều lỗi mà các mẹ thường xuyên mắc phải. Đúng là pha nước chanh với muối vào nước tắm cho trẻ có thể làm mát hơn về da cho trẻ, thế nhưng nếu không có tỷ lệ phù hợp thì nó còn khiến cho những nốt rôm sảy này vỡ ra và bị nhiễm trùng hơn, bé bị đau và sót hơn.
Lạm dụng quá nhiều phấn rôm vì nghĩ phấn rôm chữa được bệnh rôm sảy
Thành phần chính của phấn rôm chính là các loại bột talc, muối canxi, muối kẽm, chất tạo mùi… Công dụng của bột talc có khả năng hút ẩm, nên thường được sử dụng để thoa vào các vùng da dễ bị hăm và ẩm ướt như cổ, nách, bẹn…Thế nhưng theo các chuyên gia, mẹ có thể dùng phấn rôm để rắc lên các vùng da bị rôm sảy của bé, sau khi tắm và lau khô để làm dịu cơn ngứa nhưng dùng sai cách thì sẽ khiến bệnh của bé rất lâu khỏi. Phấn rôm có tác dụng hỗ trợ điều trị rôm sảy chứ không phải là loại có thể chữa dứt điểm rôm sảy. Nếu như lạm dụng nhiều phấn rôm quá còn có thể gây bít lỗ chân lông, khiến tình trạng rôm sảy nặng hơn bởi da bí quá, mồ hôi không thoát ra ngoài được.
Với trường hợp trẻ gãi trầy xước những nốt rôm sảy thì cha mẹ tuyệt đối không dùng phấn rôm để tránh gây nhiễm trùng và kích ứng da. Thêm vào đó nên sử dụng phấn rôm thì phải sử dụng đúng loại có thương hiệu và bôi với liều lượng vừa đủ.
Mát-xa bằng tinh dầu oliu
Công dụng của mát-xa giúp lưu thông máu và qua đó sẽ khiến trẻ thư giãn và dễ chịu hơn. Bởi lý do đó mà nhiều mẹ áp dụng cách này để giúp trẻ khống chế cơn ngứa của trẻ khi trẻ bị rôm sảy. Tuy nhiên, không nên mát-xa vùng da rôm sảy và sử dụng các loại tinh dầu như ôliu, dầu dừa bởi chúng dễ gây nhờn rít, bít tắc nang lông.
…Còn tiếp…
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.