Những thói quen tưởng tốt nhưng hại sức khỏe

danh-9640-1384503589.jpg

Bạn không nên đánh răng sau mỗi bữa ăn hay tự uống bổ sung các thuốc dinh dưỡng.

  • 1

    Vệ sinh thường xuyên bằng hóa chất tẩy rửa

    Bạn có thói quen cọ rửa sàn nhà, lau dọn đồ đạc mỗi ngày bằng hóa chất tẩy rửa, điều này không tốt cho sức khỏe của bạn lâu dài. Các hóa chất vệ sinh nhà tắm, nhà bếp… thường có chứa nhiều chất benzyl, polyetylen, hay sodium hypochlorite, rất hại nếu sử dụng thường xuyên với hàm lượng cao. Bạn có thể sử dụng chất tẩy rửa nhẹ hơn, ít tác dụng như washing soda, chanh hoặc giấm để thay thế.

    Nếu bạn có thói quen rửa tay xà phòng, gel khô bất kỳ lúc nào khi tiếp xúc với bất kỳ vật gì, bạn cũng nên hạn chế. Trừ khi bạn đang làm việc trong môi trường đặc biệt đòi hỏi sự tiệt trùng cao như bệnh viện, phòng nghiên cứu… Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng chất khử trùng chứa triclosan có thể thúc đẩy vi khuẩn và kháng thuốc kháng sinh.

  • 2

    Đánh răng sau mỗi bữa ăn

    Đây có vẻ là thói quen tốt để giữ răng khỏe mạnh, nhưng thực ra không phải vậy. Ngay sau khi bạn ăn, axit sẽ ngấm vào lớp men răng. Việc chải răng sai thời điểm (đặc biệt là trong vòng 20 phút sau bữa ăn) sẽ đẩy axit thấm sâu hơn vào răng, làm mòn men và ngà răng nhanh hơn so với quá trình tự nhiên.

    Để lấy thức ăn dính lại trên răng, bạn chỉ nên súc miệng với nước, dùng chỉ nha khoa và đánh răng vào buổi sáng, ban đêm. Khi dùng bàn chải, nên đánh theo chuyển động tròn, điều này sẽ loại bỏ các vi khuẩn có hại giữa nướu và răng. Đánh qua lại lên xuống có thể để lại các vi khuẩn có hại, gây bệnh nướu răng.

    danh-9640-1384503589.jpg

    Bạn không nên đánh răng ngay sau bữa ăn để tránh làm tổn thương men răng.

  • 3

    Nhịn đói để ăn bữa sau ngon hơn

    Phụ nữ có thói quen bỏ bữa để giảm béo, tiết kiệm chi phí hoặc để có cảm giác ngon miệng trong bữa ăn sau. Đây không phải là vấn đề lớn miễn là bạn biết cách phân bổ năng lượng một cách hợp lý. Nếu không ăn sáng hoặc ăn trưa, bạn bị cảm giác thèm ăn, dẫn tới hiện tượng ăn quá nhiều sau đó. Một cách giải quyết thông minh hơn là dùng đồ ăn nhẹ giàu chất dinh dưỡng và chia thành những bữa nhỏ.

    Khi không ăn sáng, cơ thể bạn sẽ huy động toàn bộ chất dự trữ từ hôm trước dẫn tới mệt mỏi, dạ dày thêm rỗng, dịch vị được tiết ra không được trung hoà nên hay gây viêm loét.

  • 4

    Chỉ uống nước đóng chai

    Bạn nghĩ rằng đây là cách dùng nước an toàn nhất, nhưng không hoàn toàn như vậy. Nước đóng chai không chứa florua, dẫn tới việc thiếu hụt fluoride, khiến bạn bị sâu răng. Chưa kể đến việc, có thể những chai đựng nước không được tái chế, sử dụng lại nhiều lần không đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng.

    Những thói quen tưởng tốt nhưng hại sức khỏe - 1

  • 5

    Bổ sung thuốc dinh dưỡng

    Nhiều người thấy cơ thể mệt mỏi và dùng các thuốc bổ sung dinh dưỡng mà không thực sự hiểu về tác dụng của nó. Ví dụ Vitamin A liều cao gây độc cho thai nhi, vitamin C dùng với số lượng lớn gây ra các vấn đề về tiêu hóa, phản ứng với thuốc chống đái tháo đường, còn dùng quá nhiều vitamin B6 gây tổn thương thần kinh… Thay vì uống thuốc bổ vô độ, bạn nên ăn nhiều thức phẩm có chứa các chất dinh dưỡng tự nhiên.