Nguyên tắc chung: phải ăn uống hợp vệ sinh, thực hiện ăn chín, uống sôi không ăn thức ăn đã bị ôi thiu, thức ăn được chế biến từ thực phẩm nhiễm bệnh, thức ăn tanh sống.
Khi bị đi lỏng: phân nát, đi ngoài nhiều lần trong ngày: không nên ăn rau sống, hoặc các loại có chất xơ dạng không tan như cellulose để thành ruột khỏi bị “cọ xát”; khi ăn trái cây thì cần gọt vỏ (kể cả nho); không ăn chuối, nhất là chuối tiêu; không ăn các loại quả đóng hộp, trái cây khô. Bệnh nhân viêm đại tràng mạn nên ăn cháo đặc, súp, ăn làm nhiều lần, không nên ăn một lúc no quá.
Khi bị táo bón: bệnh nhân nên ăn những thức ăn có bổ sung nhiều chất xơ chứa trong các loại hoa quả và rau xanh. Ăn cơm nhai kỹ. Nên tránh ăn thức ăn có nhiều lượng dầu, mỡ như món xào, chiên.
Cũng nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, tránh ăn quá no. Điều náy sẽ giúp làm giảm áp lực làm việc của hệ thống tiêu hóa. Một số nghiên cứu cho thấy việc chuyển từ ăn 2-3 bữa sang ăn 5-6 bữa sẽ làm giảm các triệu chứng do viêm đại tràng mạn gây nên.
Nên uống nhiều chất lỏng (1,5- 2 lít/ ngày) để đủ lượng nước cho cơ thể hoạt động và ngăn ngừa táo bón,đồng thời tránh khả năng mất nước do đi lỏng.
Hạn chế các sản phẩm từ sữa: Trong sữa có loại đường lactose rất khó tiêu. Ngoài ra, chất đạm của sữa có thể gây dị ứng cho bệnh nhân. Nên thay thế bằng sữa đậu nành, sữa chua, các loại sữa không có lactose.
Một số loại thực phẩm có nhiều lactose như quả ngọt, mật ong… cũng nên được hạn chế đối với bệnh nhân viêm đại tràng mạn tính.
Tránh chất kích thích: Hạn chế các chất cay nóng, cà phê, các sản phẩm có chứa cafein, rượu bia, trà, soda và nước giải khát có ga… vì chúng có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng của viêm đại tràng mạn tính.
Hạn chế mỡ: Nên tránh những thức ăn có hàm lượng dầu mỡ quá cao như các món rán, xào, sốt. Thịt mỡ rất khó tiêu hóa, “kỵ” với bệnh nhân viêm loét đại tràng. Nên ăn thịt nạc thay thế và nhai kỹ để giảm triệu chứng của bệnh. Thịt được chế biến dưới dạng xay, vo thành viên, nước sốt thịt hoặc thịt cắt lát sẽ giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn.
Tránh các thuốc kháng viêm, giảm đau không steroid: Bệnh nhân viêm đại tràng mạn tính cần tránh dùng các loại thuốc giảm đau thuộc nhóm steroid vì chúng làm ảnh hưởng đến niêm mạc đại tràng trong lúc niêm mạc đang bị bệnh, có thể “ăn mòn” niêm mạc dạ dày, ruột, làm tăng nguy cơ xuất huyết.
Nên bổ sung đa sinh tố khoáng chất hàng ngày để thay thế các chất dinh dưỡng bị mất, đồng thời đảm bảo chế độ ăn luôn bổ sung đủ Canxi và Vitamin D để chống loãng xương, nên ăn nhiều thức ăn chứa nhiều sắt và folat như: nho, cải xoăn, ngũ cốc,vừng, lạc, rau bina, lòng đỏ trứng để chống mệt mỏi do thiếu máu do trong Viêm đại tràng mãn tính không hấp thu được chất dinh dưỡng và thiếu sắt.
Lưu ý: Bệnh viêm đại tràng mạn có thể nặng thêm nếu bệnh nhân có những vấn đề về tâm lý như trầm cảm, lo âu… Vì vậy, người bệnh cần thực hiện các phương pháp chống stress như tập thể dục, tập dưỡng sinh (thở bằng bụng, vận dụng cơ hoành, ngồi thiền, tập yoga).
Nguồn: Theo Triviemdaitrang
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.