Với những trẻ suy dinh dưỡng thì sẽ có những triệu chứng lâm sàng dễ nhận biết và cha mẹ cần nắm bắt được những biểu hiện này để kịp thời điều trị và chữa trị cho bé.
Triệu chứng lâm sàng suy dinh dưỡng nhẹ (suy dinh dưỡng độ I)
Đó là những trẻ có cân nặng chỉ còn 70-80% cân nặng của trẻ bình thường (- 2SD đến – 3SD).
Đó là những trẻ có lớp mỡ dưới da bụng rất mỏng.
Lúc này với những trẻ có biểu hiện suy dinh dưỡng cấp độ nhẹ thì trẻ vẫn thèm ăn và chưa có biểu hiện rối loạn tiêu hoá.
Triệu chứng suy dinh dưỡng ở mức độ trung bình (suy dinh dưỡng độ II)
Đó là những trẻ có cân nặng chỉ còn 60-70% cân nặng của trẻ bình thường (- 3SD đến – 4SD).
Khi này, trẻ đã mất lớp mỡ dưới da: bụng, mông, chi.
Trẻ đã bị rối loạn tiêu hoá theo từng đợt.
Lúc này trẻ có thể bị biếng ăn.
Triệu chứng suy dinh dưỡng ở mức độ nặng (suy dinh dưỡng độ III)
Lúc này cân nặng của trẻ chỉ còn dưới 60% trọng lượng của trẻ bình thường (dưới – 4SD).
Trẻ gầy đét, da bọc xương, vẻ mặt trông như cụ già do mất toàn bộ lớp mỡ dưới da bụng, mông, chi, má.
Trẻ thường xuyên bị mắc chứng rối loạn tiêu hoá, đi ngoài phân lỏng, phân sống.
Trẻ đã bắt đầu có biểu hiện bị ăn kém
Lúc này thì tinh thần trẻ đã bắt đầu mệt mỏi, trẻ không còn phản ứng linh hoạt với ngoại cảnh, trẻ hay quấy khóc.
Lúc này, cơ bắp của trẻ đã nhão và ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí não của trẻ.
Lúc này trẻ đã bị phù từ chân đến mặt rồi phù toàn thân, phù trắng, phù mềm ấn lõm, phù xuất hiện từ từ.
Da của trẻ lúc này bị khô, trên da có thể xuất hiện các mảng sắc tố. Ban đầu là những chấm đỏ rải rác, lan to dần nhưng rồi tụ lại thành những đám màu nâu sẫm, sau vài ngày bong ra để lại lớp da non rỉ nước và khi bong ra thì rất dễ nhiễm trùng.
Tóc của trẻ bị thưa và dễ rụng, có màu hung đỏ, móng tay mềm dễ gẫy.
Trẻ có những biểu hiện ăn kém, nôn trớ, sau đó đi ngoài phân sống lỏng có nhày mỡ.
Lúc này trẻ có thêm biểu hiện rất hay quấy khóc, cơ nhẽo, vận động kém đi rất nhiều
Các bậc cha mẹ cần biết là tất cả trẻ em bị suy dinh dưỡng nặng sẽ đều có thêm các triệu chứng như thiếu máu, thiếu các loại vitamin, nhất là vitamin A. Điều này dẫn đến trẻ bị khô mắt,bị loét giác mạc, với những trường hợp nặng còn có thể bị nổ con ngươi, lòi thuỷ tinh thể và thuỷ tinh dịch còn có thể gây ra bệnh mù mãi mãi.
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.