>> Những việc mẹ bắt buộc phải làm mỗi tuần trong suốt thai kì (P2)
Càng về những tuần cuối của thai kì, mẹ càng có nhiều việc cần làm, cần chuẩn bị. Hãy xem từ giờ đến khi sinh con mẹ phải làm những gì nhé!
Tuần 25
1. Tìm hiểu các vấn đề về bảo hiểm.
2. Lên kế hoạch sinh nở.
3. Nếu có thể, mẹ nên đăng ký sinh trước tại bệnh viện phù hợp để tránh trường hợp quá đông.
Tuần 26
1. Nếu có thời gian rảnh, mẹ hãy bắt đầu tìm hiểu thông tin về chăm sóc bé sơ sinh, hỏi các mẹ khác về bác sĩ nhi uy tín, gần nhà.
2. Hãy tranh thủ đi chơi, du lịch vào thời gian này bởi giai đoạn cuối của thai kỳ, mẹ sẽ không được di chuyển quá nhiều.
3. Đi xét nghiệm tiểu đường thai kì.
Tuần 27
1. Chọn màu sắc cho phòng em bé.
2. Nếu muốn thư giãn, mẹ hãy “lôi” những tấm ảnh chụp bụng bầu các tháng trước ra xem và so sánh với tháng này, sự khác biệt sẽ khiến mẹ cảm thấy rất thú vị.
Tuần 28
1. Từ thời gian này, nếu có điều kiện mẹ hãy thường xuyên đến gặp bác sĩ “ruột” của mình – người chăm sóc thai kì hoặc người hỗ trợ sinh sản, khoảng 2 tuần 1 lần để được tư vấn về bất cứ vấn đề gì gặp phải, cũng như giúp mẹ chăm sóc thai kì tốt hơn.
2. Tìm hiểu các quyền lợi được hưởng trong chế độ nghỉ thai sản.
3. Chuẩn bị mọi thứ tươm tất trong ngôi nhà.
4. Chia sẻ cảm nhận về những cú đá của bé với ông xã.
5. Nếu ngón tay của mẹ bị sưng, mẹ nên tháo nhẫn ra và cất nó ở nơi an toàn cho đến khi sinh xong.
6. Tùy thuộc vào nhóm máu của mẹ và bố em bé, mẹ có thể phải tiêm 1 mũi thuốc RhoGAM.
Tuần 29
1. Tắm bằng sữa tắm dành cho em bé vì làn da của mẹ giờ nhạy cảm hơn lại có nhiều vết rạn, sữa tắm em bé với tính chất nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ cảm thấy dễ chịu.
2. Bắt đầu mua sắm các vật dụng cho bé sơ sinh.
3. Nếu mẹ sống trong 1 căn nhà cũ, nên nhờ bố của bé kiểm tra độ an toàn của ngôi nhà, ngay từ những thứ nhỏ như lớp sơn đã bị bong tróc,…
4. Thực hiện chế độ ăn uống nhiều chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón và bệnh trĩ.
Tuần 30
1. Mua 1 chiếc ghế ngồi trên ô tô dành cho trẻ (nếu nhà có ô tô), mua xe đẩy.
2. Đếm những cú đá của thai nhi.
3. Mẹ nên phối hợp với bố của em bé chuẩn bị sẵn sàng các vật dụng cần thiết vào 1 chiếc túi để có thể vào viện bất cứ lúc nào.
4. Tìm hiểu các dấu hiệu chuyển dạ sớm.
5. Tập 1 vài bài tập nhẹ nhàng để giúp cơ thể chuẩn bị sẵn sàng cho ngày lâm bồn.
Tuần 31
1. Ăn thực phẩm giàu chất sắt.
2. Nếu mẹ muốn thuê người trông trẻ, đây cũng là lúc mẹ nên xem xét và tìm người sớm.
Tuần 32
1. Nghĩ đến việc gửi gắm những đứa con khác hoặc vật nuôi ở nhà khi mẹ vào viện sinh nở.
2. Cắt bớt tóc vì mẹ sẽ phải kiêng cữ khá lâu sau khi sinh nở. Một mái tóc lòa xòa có thể gây ra nhiều khó chịu
4. Gặp bác sĩ hàng tuần để kiểm tra sức khỏe.
Tuần 33
1. Bắt đầu đọc sách về cách chăm sóc trẻ sơ sinh.
2. Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ và thậm chí, ô tô mà mẹ sẽ di chuyển cũng cần được sạch sẽ.
Tuần 34
1. Chuẩn bị các vật dụng mẹ cần cho bản thân mình sau khi sinh như băng vệ sinh, quần áo,…
2. Tìm kiếm bác sĩ nhi khoa giỏi để đảm bảo sức khỏe của bé.
Tuần 35
1. Mua sách dành cho em bé.
2. Đây cũng là thời điểm mẹ cần chắc chắn có những hiểu biết và kỹ năng về việc cho con bú.
3. Xem lại các vật dụng cần thiết cho em bé.
Tuần 36
1. Xem xét kế hoạch sinh nở với bác sĩ, nữ hộ sinh hoặc bất kỳ những người khác có liên quan.
2. Ngủ tối, ngủ trưa hay ngủ bất cứ khi nào mẹ có thể chợp mắt.
Tuần 37
1. Chuẩn bị đầy đủ tã và sữa bột.
2. Giặt sạch quần áo cho em bé và dọn dẹp giường ngủ.
Tuần 38
1. “Lên danh sách” những người sẽ vào viện cùng mẹ ngày lâm bồn, những người sẽ ở nhà giúp trông con hoặc làm những việc khác.
2. Lựa chọn tên cho em bé sắp chào đời.
Tuần 39
1. Thực hành các tư thế thư giãn hoặc cách thở mà mẹ đã học được.
2. Nếu mẹ vẫn đi làm, cần sẵn sàng tinh thần với trường hợp sinh sớm hơn dự định.
Tuần 40
1. Hãy sẵn sàng tinh thần cho việc trở dạ và những cơn co thắt.
2. Bàn bạc với chồng và yêu cầu chồng hoặc 1 người thân thiết luôn có thể có mặt ngay lập tức để giúp đỡ mẹ nếu thấy dấu hiệu trở dạ.
Tuần 41
1. Cảm nhận những chuyển động của con trong những ngày cuối của thai kỳ.
2. Tận dụng thêm thời gian để nghỉ ngơi.
Tuần 42
1. Hãy thử 1 vài thủ thuật để giúp bạn chóng sinh nở đúng thời gian như ăn thức ăn cay, quan hệ tình dục, đi bộ hay kích thích núm vú của bạn.
2. Cố gắng không căng thẳng.
3. Đến bệnh viện và chờ đợi em bé chào đời.
Thụy Du – (Dịch theo PC)
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.