Động vật có vú thông thường thể hiện nỗi lo lắng, sợ hãi trong 3 phút chúng tru lên dù căng thẳng đã qua hay đã quá mức chịu đựng. Nhưng với con người, sự căng thẳng đến âm thầm hơn: áp lực công việc, tài chính, chăm sóc gia đình… Dưới đây là những điểm stress ẩn nấp trong cơ thể bạn và làm thế nào để kiểm soát nó.
-
1
Não
Stress mạn tính sinh ra hormone cortisol có thể kích thích việc mất trí nhớ, khó tập trung vào công việc. Trong một ví dụ cụ thể, một nghiên cứu của Canada đối với 2.737 nhân viên văn phòng cho thấy, những người có hiệu suất công việc thấp có thể tác động nghiêm trọng đến đồng nghiệp, công ty hoặc cả môi trường làm việc, vì thế căng thẳng trong công việc càng gia tăng. Bài học rút ra ở đây là xin nghỉ một ngày, công ty sẽ không ảnh hưởng nếu bạn vắng một một ngày còn bạn có được cơ hội xả stress.
-
2
Tóc
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Western Ontario có thể đã tìm ra cách mới để đo độ căng thẳng kinh niên: Nhổ một vài sợi tóc. Họ đã lấy mẫu nang từ hơn 100 người đàn ông, một nửa trong số đó đã nhập viện vì đau tim và thấy rằng cortisol trên tóc ở bệnh nhân tim cao hơn. Vì tóc mọc khoảng 1cm mỗi tháng, các nhà nghiên cứu đã coi 3cm như hồ sơ ghi lại về mức độ căng thẳng trong 3 tháng trước đó. Phát hiện này củng cố giả thuyết rằng căng thẳng mãn tính cũng nguy hiểm tương tự một cơn đau tim cấp tính.
-
3
Hệ thần kinh
Khi bạn đang căng thẳng, kích thích tố bơm khắp cơ thể giúp chúng ta tập trung hơn, đầu óc sáng láng hơn và cơ bắp cũng sẵn sàng hành động. Trong một khoảng thời gian ngắn, phải đối mặt với điều bất lợi có thể tiếp sinh lực cho chúng ta để xử lý thách thức. Gần đây, các nhà nghiên cứu Đại học Buffalo của Mỹ theo dõi 2.398 người thấy rằng những người từng trải qua khó khăn có điểm số về sức khỏe tâm thần và đời sống tinh thần cao hơn những người sống bình lặng. Không nói quá nhưng những thách thức nếu không giết chết chúng ta thực sự thì làm cho chúng ta mạnh mẽ hơn.
-
4
Cơ bắp
Căng thẳng thần kinh dẫn đến căng cơ và lưng, cộng với thời gian sử dụng máy tính quá lâu có thể gây đau cơ. Cách khắc phục ở đây chính là tập kéo giãn người. Đơn giản là đứng úp mặt vào tường, chống bàn tay lên tường rồi chống đẩy, mỗi lần giữ trong vòng 15 giây kèm theo hít thử sâu. Cách 2 tiếng nên làm động tác này vào bất kỳ khi nào cảm thấy nhức mỏi khó chịu.
-
5
Ruột
Căng thẳng làm acid dạ dày tăng lên, từ đó có thể khuấy đảo ruột của bạn và làm cho ruột lỏng thêm. Căng thẳng thậm chí có thể thay đổi quy trình xử lý chất béo, khiến chúng ứ đọng trong bụng. “Yoga cười” là biện pháp kết hợp kỹ thuật thở với cười giúp đối phó với căng thẳng cuộc sống rất tốt. Các nghiên cứu đã chứng minh yoga có khả năng giảm bớt căng thẳng và giảm huyết áp. Riêng việc cười cũng đem lại hiệu quả tương tự. Ví dụ, hai báo cáo trình bày tại hội nghị thường niên của trường Đại học Y học thể thao Mỹ năm 2009 cho thấy, người hay xem phim hài có mạch máu mềm dẻo hơn và dòng máu lưu thông cải thiện lên dù tiếng cười được phát ra trước đó 24 giờ.
-
6
DNA
Căng thẳng còn có thể ảnh hưởng tới cấu tử cơ bản của tế bào di truyền hay còn gọi là DNA. Tình trạng chìm trong căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến telomere bị rút ngắn. Telomere là những cấu trúc di truyền bảo vệ đầu của nhiễm sắc thể, nếu chúng rút ngắn quá nhiều, các tế bào có thể không còn tăng bội được nữa. Một nghiên cứu mới đây của Đại học Harvard cho thấy các phản ứng sinh lý từ thiền định, thái cực quyền hay các bài tập thở có thể chống lại sự tổn hại đối với tế bào do stress gây ra.