Rachel là một phụ nữ 41 tuổi người Anh. Sau 8 năm kết hôn, chị bắt đầu tự hỏi liệu chồng đã mất hứng với mình khi anh thường đi ngủ muộn và sau đó xin lỗi khi chị nhắc đến ‘chuyện ấy’. “Rồi một ngày, chồng ngồi xuống cạnh tôi và bảo mình là người nghiện tình dục. Tôi đã cười rất lớn, nhưng tôi sớm dừng lại khi anh ta tiết lộ đêm nào cũng xem ảnh khiêu dâm hàng giờ và đã có rất nhiều cuộc tình ngắn ngủi. Cuộc sống của tôi như tan vỡ”.
Theo Paula Hall, tác giả của cuốn sách viết về chứng nghiện tình dục Sex Addiction: The Partner’s Perspective, người nghiện tình dục có thể làm tổn thương bạn đời theo cách không giống những dạng nghiện khác. Hall tin rằng, hàng nghìn người đang phải đấu tranh với những điều khiến bản thân mình đau đớn: sự phản bội, dối trá của người bạn đời mắc nghiện. Bởi nghiện tình dục là một điều gì đó cực kỳ cá nhân, ảnh hưởng tới những gì riêng tư mà nghiện rượu và ma túy không có.
“Tôi có thể đối phó với các kiểu nghiện game, rượu, nhưng nghiện sex thì thật khó khăn”, Rachel khẳng định. Giống như phần lớn mọi người, ban đầu Rachel không quan tâm đến khái niệm này và cho rằng đây chỉ là cái cớ thiếu thuyết phục của việc ngoại tình. Sau đó, Rachel bắt đầu nghĩ rằng những hành vi tình dục của chồng có xu hướng cưỡng ép mình.
Tổ chức Sức khỏe toàn quốc NHS (National Health Service) của Anh có riêng một trang web nói về nghiện tình dục. Theo đó, nó có thể liên quan đến một đối tác cụ thể nào đó, nhưng cũng nghĩa là các hoạt động như xem phim khiêu dâm, thủ dâm, quan hệ với gái mại dâm hoặc chát sex. Người nghiện tình dục không thể kiểm soát được hành vi và ham muốn.
Nguyên nhân của nghiện tình dục rất phức tạp. Đối với nhiều người, mà con số này đang ngày càng tăng và tăng nhanh, đơn giản là do hoàn cảnh xô đẩy. “Trong thế giới phương Tây ngày nay, bạn có thể tìm thấy bất kỳ thứ gì mà bạn muốn một cách dễ dàng và vô danh. Bạn cũng có thể tải về rất nhiều thứ mà bạn không muốn, chỉ do không may bạn lỡ click vào”, Hall giải thích.
Trước đây, người ta cho rằng, bạn tình của những người nghiện tình dục cũng là “tòng phạm”, bởi họ biết các cấp độ xảy ra và cho phép nó xảy ra. Tuy nhiên, Hall cho rằng, đó là một sự xúc phạm. Bởi sự thật, đa số đều cảm thấy sốc khi biết bạn đời mắc bệnh này. Họ không chỉ cảm thấy bị xúc phạm khi người kia giấu mình đi đến các khu đèn đỏ mà họ còn mất lòng tin vào người bạn đời và thậm chí tự dằn vặt chính mình.
Không có gì lạ khi nhiều người vợ của những người nghiện tình dục bị chấn thương, trầm cảm, lo âu và hoảng loạn, giận dữ hoặc tự cô lập. Hall kể, “một doanh nhân tự tin và thành đạt gần đây nói với tôi rằng sự phát hiện rằng chồng mình là một người nghiện tình dục đã khiến cô trở thành một người khó chịu và thường xuyên la hét, những điều vốn rất xa lạ với cô ấy”.
Hall cho rằng bạn đời của người nghiện tình dục cũng cần được giúp đỡ. Cuốn sách của cô sẽ là một cẩm nang hướng dẫn, bao gồm ba lĩnh vực: Hiểu về nghiện tình dục và tại sao nó lại gây ra nỗi đau cho nhiều người; Chữa những hậu quả mà người nghiện gây ra cho người bạn đời của họ; Giúp những người bạn đời này làm việc để hoặc là cứu vớt mối quan hệ, hoặc là chia tay và cứu đời mình.
Lý tưởng nhất là những người vợ/chồng đó tự có một biện pháp điều trị cho chính mình. Một số nhà trị liệu hôn nhân, vốn không được đào tạo trong lĩnh vực tình dục, đôi khi giải quyết nỗi đau của người chồng người vợ đó như một người bị phản bội, nhưng sự thực tồi tệ hơn thế. Tuy nhiên, cũng có những người nghiện không đi quan hệ với ai cả, họ chỉ sử dụng các biện pháp khiêu dâm. Dù thế nào thì nỗi đau của những người lấy phải người nghiện tình dục cũng rất lớn và khác biệt.
Từ kinh nghiệm thực tế của mình, Joy Rosendale, một chuyên gia trị liệu nghiện tình dục, đã giúp một nhóm những người lấy phải người nghiện tình dục có thêm hy vọng. Bà có một trung tâm ở trị liệu ở Marylebone Centre, London.
Đa số phụ nữ cảm thấy ngại ngùng khi tìm kiếm sự giúp đỡ, bởi vấn đề quá riêng tư và thầm kín. Rosendale bắt đầu những chương trình trợ giúp kéo dài 12 tuần bằng cách giảng dạy nghiện tình dục là gì và không cá nhân hóa nó. “Người nghiện tình dục khiến cho người vợ có cảm giác “mình không đủ tốt” và “anh ấy không ham muốn mình. Nhưng chữa nghiện không phải là sex mà là chữa cảm giác khoái lạc. Một khi họ hiểu được bản chất gây nghiện, họ sẽ biết cách tự chăm sóc mình”.
Nghiên cứu của Rosendale tiết lộ rằng 1/3 những người vợ tìm kiếm sự trợ giúp cố giữ hôn nhân, hơn 1/3 chọn giải pháp chia tay và số còn lại thì vẫn lúng túng chưa biết quyết định thế nào.
Hall bổ sung, các cặp vợ chồng thường tiếp cận theo ba hướng, đầu tiên người nghiện đi tìm nguyên nhân và phát triển các biện pháp ngừa tái phát. Thứ hai, người vợ cảm thấy ổn định trở lại, cũng như đã hiểu về bệnh nghiện tình dục, sẽ cố gắng chỉ ra điều họ muốn ở hôn nhân trong tương lai. Thứ ba, hai vợ chồng cùng thống nhất các ranh giới trong mối quan hệ của mình.
“Trong khi một số ông chồng nghiện vẫn hoàn nghiện, ra đi là con đường đúng đắn nhất dành cho những người vợ, nhưng họ vẫn cần được hỗ trợ để xây dựng lại niềm tin và tái sinh đời sống phòng the của mình” , Hall nhận xét.
Rachel đồng ý: “Chồng tôi đã cố gắng đề dừng các hành vi của mình nhưng anh ta không cố tìm hiểu nguyên nhân. Tôi cảm thấy nguy cơ tái phát của anh ta quá lớn vì vậy tôi quyết định ra đi. Nếu tôi không tự giúp mình, tôi sẽ không thể ra đi để xây dựng lại cuộc sống cho mình”.
Nguồn: Theo vnexpress
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.