Năm 1947, trong thời kỳ bùng nổ tiêu dùng thời hậu chiến, các nhà khoa học đã phát minh cách lấy nước từ hoa quả rồi đông lạnh. Sản phẩm này bán cho người tiêu dùng có tủ lạnh hoặc được dự trữ trong nhiều tháng. Trong khi đó, ở Anh, thời chiến tranh, khoảng những năm 1940, Chính phủ cung cấp nước cam cho trẻ em và đây được xem là nguồn bổ sung dinh dưỡng giá rẻ. Tới năm 1950, mọi người đinh ninh rằng, nước hoa quả rất có lợi cho sức khỏe.
Đến năm 1980, nước cam đã được bán trên thị trường không chỉ là một thức uống bổ dưỡng mà còn là biểu tượng cho cuộc sống hiện đại và cho đến ngày nay thói quen uống nước cam vẫn còn.Trong nhiều thập kỷ, một số bác sĩ khẳng định vitamin C
có trong nước cam giúp chống lại cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, có
rất ít bằng chứng cho thấy, nếu uống nước cam thường xuyên có thể ngăn
ngừa cảm lạnh.
(Ảnh: Pinterest)
Tuy nhiên, đó là câu chuyện của “thời” trước, giờ đây, các nhà khoa học vừa mới chứng minh được nước ép trái cây không thực sự “ưu việt” cho sức khỏe như mọi người thường nghĩ. Bà Helen Bond – Phát ngôn viên của
Hiệp hội Dinh dưỡng Anh nói: “Nước trái cây cung cấp nhiều vitamin và
khoáng chất nhưng không cung cấp được nhiều chất xơ có ích như trái cây
tươi“. Các
bác sĩ cảnh báo, lượng đượng nhiều trong chế độ ăn sẽ gây nên béo phì,
bệnh tim, ung thư và tiểu đường. Ngày càng có nhiều lo ngại chất
fructose (loại đường có trong trái cây) có thể có hại nhiều hơn lượng đường ăn
hàng ngày.
Điều đáng nói là nước trái cây cung cấp rất nhiều đường cho bạn. Theo
lời khuyên từ Ủy ban Tư vấn Khoa học về dinh dưỡng Anh, với đàn ông cần
35g đường/ngày tức khoảng 7-8 muỗng cà phê. Trong khi đó, phụ nữ cần 25g
đường/ngày tức hơn 5 muỗng cà phê. Nếu tính toán cụ thể thì một ly nước
cam 0,33 lít có chứa lượng đường tương đuơng 8 muỗng cà phê.
Tuy nhiên, không nên bổ sung đường cho cơ thể bằng lượng đường trong nước ép trái cây. Bởi nhà khoa học Robert Lustig (Mỹ) nhấn mạnh, fructose ảnh hưởng không tốt đến gan nhiều hơn glucose (là một loại gluxit hay còn gọi là chất bột đường) và sucrose (đường
làm từ cây mía dùng để ăn hàng ngày). Chính fructose có thể gây ra các chứng bệnh béo
phì và tiểu đường. Thậm chí, còn có bằng chứng cho thấy, fructose làm
tăng axit uric trong máu – tăng nguy cơ gây bệnh gút. Ngoài
ra, nước cam có thể ảnh hưởng đến hàm răng. Thực tế, khoảng một nửa số
trẻ em 5 tuổi có vấn đề ở men răng. Nguyên nhân của tình trạng này là do
uống nước trái cây quá nhiều.
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.