Nước hồ biến thành “thạch” vì ô nhiễm

Nước hồ biến thành

Nước trong các hồ ở Canada dần trở nên đặc quánh hơn do ô nhiễm công nghiệp đã kích thích sự phát triển của một loại sinh vật có vỏ ngoài giống thạch.

>>> Trung Quốc ô nhiễm nguồn nước vì “nghiện” phân hóa học

Holopedium là một dạng sinh vật có vỏ ngoài giống thạch. Chúng xuất hiện trong các hồ nước ở Canada từ những năm 1980 và ngày một đông đảo về số lượng. RT cho hay, số lượng Holopedium trong hồ nước thuộc khu vực phía đông Canada đã bùng nổ trong 30 năm qua, đặc biệt ở tỉnh Ontario.


Ô nhiễm do hoạt động sản xuất công nghiệp và mưa axit đang ảnh hưởng đến các hồ nước ở Canada. (Ảnh: NASA/Reuters)

Daphnia là một loại sinh vật phù du, có thể được sử dụng để kiểm tra ảnh hưởng của độc tố đối với một hệ sinh thái trong môi trường nước. Theo nghiên cứu của nhóm chuyên gia Đại học Cambridge (Anh), tình trạng ô nhiễm chất thải công nghiệp và mưa axit khiến nồng độ canxi trong nước giảm. Tác động của quá trình này là Daphnia không thể phát triển lớp xương bên ngoài và bảo vệ chúng trước những kẻ săn mồi. Trong khi đó, tảo và các sinh vật như Holopedium xuất hiện ngày càng nhiều hơn.


Holopedium được lấy từ hồ nước ở Canada. (Ảnh: Twitter)

Các nhà khoa học cảnh báo quá trình đông lại như thạch ở hồ nước sẽ khiến nồng độ canxi trong nước ngày càng giảm, cản trở chất dinh dưỡng và năng lượng trong chuỗi thức ăn, làm tắc nghẽn và ảnh hưởng đến hệ thống nước uống. Tại tỉnh Ontario, khoảng 20% lượng nước uống được lấy từ các hồ nước có lượng canxi thấp.

Bên cạnh đó, biến đổi khí hậy còn làm giảm oxy trong hồ, dẫn đến sự xuất hiện của muỗi vằn, kẻ thù chính của Daphnia.

 

Theo Vnexpress