Nuôi cấy thành công chủng khoai tây biến đổi gen

Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu hệ gen thực vật quốc gia Ấn Độ vừa nuôi cấy thành công một chủng khoai tây biến đổi gen.

Hàm lượng protein và amino axit trong chủng khoai tây này cao hơn so với khoai tây thông thường.

Theo các nhà khoa học, chủng loại khoai tây biến đổi gen trên có thể được cơ thể dễ dàng tiếp nhận, bởi vì gen dùng để nuôi cấy khoai tây được lấy từ cây mồng gà – một loại thực vật ăn được.

Mồng gà là một loại thực vật lá rộng hạt rất nhỏ, chứa một loại gen AMA1 có vai trò rất quan trọng giúp gia tăng hàm lượng protein và một vài chủng loại basic amino axit trong thân cây và hạt.

Các nhà khoa học đã thực hiện cấy gen AMA1 vào trong hệ gen của một vài chủng loại khoai tây và kết quả là sau hai năm đã nuôi cấy được một chủng khoai tây biến đổi gen có chứa hàm lượng protein phong phú.

Khoai tây biến đổi gen có hàm lượng protein cao gấp 35-60% so với khoai tây thông thường. Ngoài ra, hàm lượng lysine, tyrosine và lưu huỳnh trong khoai tây biến đổi gen cũng rất cao.

Sau khi tiến hành cho chuột và thỏ hoang ăn khoai tây biến đổi gen, các nhà khoa học không phát hiện được các hiện tượng bất thường.

 

Theo Vietnamplus