Ôm nợ hơn 1.300 tỷ, đại gia thủy sản vẫn cưới rình rang cho con

Ôm nợ hơn 1.300 tỷ, đại gia thủy sản vẫn cưới rình rang cho con

Cầu cứu thống đốc Ngân hàng

Từ người chuyên đi thu mua tôm sú nguyên liệu, sơ chế…ông Cường nắm bắt cơ hội làm ăn khi Cà Mau chuyển dịch sản xuất, tập hợp bạn bè thân thiết nhiều tâm huyết, thành lập Công ty cổ phần Tập đoàn Phú Cường, chuyên nuôi và chế biến xuất khẩu thủy sản. Lúc “ăn nên làm ra”, tập đoàn có tới 15 công ty, xí nghiệp chế biến thủy sản ở các tỉnh như: Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Vĩnh Long…với hơn 10.000 lao động, kim ngạch xuất khẩu thủy sản có năm lên đến 200 triệu USD, trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu ngành thủy sản tại địa phương, khu vực.

Ôm nợ hơn 1.300 tỷ, đại gia thủy sản vẫn cưới rình rang cho con
Dự án khách sạn 4 sao của Cty CP Du lịch- Dịch vụ Minh Hải bị bỏ phế

Thành công trong lĩnh vực thủy sản, ông Cường “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản, du lịch…Vốn vay trung hạn đáng lẽ đầu tư cho thủy sản cũng bị dàn trải cho đầu tư dài hạn, trong đó có bất động sản. Cũng từ đây, kinh doanh thủy sản sa sút dần. 

Tại Cà Mau, chỉ thống kê 2 công ty của Tập đoàn Phú Cường là Công ty cổ phần Thủy sản Phú Cường (Phú Cường Jostoco) và Công ty cổ phần Chế biến thủy sản Minh Hải (Minh Hải Jostoco) cũng minh chứng sự sa sút nặng nề. Trong năm 2005, kim ngạch xuất khẩu 74,3 triệu USD nhưng năm 2014 chỉ còn hơn 5 triệu USD. 

Để giảm áp lực trả nợ, lãi cho các ngân hàng thương mại, Tập đoàn Phú Cường gửi đơn cầu cứu Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đối với hai Công ty Phú Cường Jostoco và Minh Hải Jostoco, với tổng khoản nợ hơn 523 tỷ đồng, giá trị tài sản đảm bảo hơn 577 tỷ đồng.

Cùng cảnh với các công ty tại Cà Mau, các Công ty của Tập đoàn Phú Cường tại: Kiên Giang (Công ty cổ phần thủy sản Kiên Giang, Công ty CP CBTS XNK Kiên Cường…) tại Vĩnh Long (Công ty CP chế biến thủy sản XNK Hùng Cường) cũng hoạt động cầm chừng, thua lỗ triền miên với khoản nợ các ngân hàng thương mại hàng trăm tỷ đồng. 

Ôm nợ hơn 1.300 tỷ, đại gia thủy sản vẫn cưới rình rang cho con
Hai “công ty con” của Tập đoàn Phú Cường tại Cà Mau “lún” trong nợ nần

Để cứu vãn tình thế, cuối năm 2013, ông Cường với vai trò là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phú Cường phải gửi đơn đến Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xin cứu xét khẩn cấp khoản nợ 1.325 tỷ đồng. Trong đơn cầu cứu, ông Nguyễn Việt Cường nêu rõ: “…Chúng tôi đã cạn kiệt nguồn vốn, không còn khả năng duy trì hoạt động nhà máy; khách hàng mất dần do không đáp ứng được các đơn hàng; nợ nhà cung cấp nguyên liệu quá hạn; nợ lương CB-CNV, không có nguồn trả BHXH khi công nhân nghỉ việc…”.

Bỏ nuôi tôm theo điện “gió”

Sau khi kể khó, tình hình tài chính khó khăn trầm trọng, ông Cường đề nghị được cấu trúc nợ với ân hạn dư nợ 3 năm, trả nợ trong 5 năm tiếp theo; miễn hoặc giảm lãi suất và áp dụng lãi xuất tốt nhất; xin cấp hạn mức tín dụng 50 tỷ đồng cho mỗi doanh nghiệp.

Ôm nợ hơn 1.300 tỷ, đại gia thủy sản vẫn cưới rình rang cho con
Nơi diễn ra đám gả hoành tráng con đại gia Phú Cường xây dựng không phép

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tiến hành cho cơ quan chuyên môn kiểm tra nhưng chưa có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Tập đoàn Phú Cường. Tại Cà Mau, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cũng tổ chức gặp gỡ với lãnh đạo chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bản để tháo gỡ cho Tập đoàn Phú Cường nhưng chưa có kết quả. 

Trong báo cáo với GĐ Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Cà Mau, GĐ Chi nhánh Agribank Cà Mau ghi: “Phú Cường Jostoco, Minh Hải Jostoco vay vốn đầu tư ra ngoài quá lớn, dẫn đến tình trạng âm vốn và không thiện ý sản xuất kinh doanh để trả nợ”.

Trong khi đó, ông Tăng Xuân Lãm, GĐ Chi nhánh Vietinbank Cà Mau thì cho rằng: “Tập đoàn Phú Cường kiến nghị nhưng chúng tôi phải xem xét và xử lý trong khuôn khổ qui định. Bởi một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thua lỗ kéo dài, nợ xấu không trả thì việc xét cho vay mới sẽ rất hiếm khi xảy ra”.

Cùng quan điểm ấy, một cán bộ điều hành Chi nhánh Agribank Cà Mau bày tỏ quan điểm: “Chúng tôi muốn tiếp tục cho vay để thu hồi nợ nhưng Tập đoàn Phú Cường chưa có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, không tài sản thế chấp, không cân đối được vốn tự có tham gia sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, việc vay vốn thời gian qua đầu tư ngoài ngành, chúng tôi không kiểm soát được, nợ phát sinh theo thời gian”.

Trong lúc thế mạnh là thủy sản đang gặp khó thì Tập đoàn Phú Cường thấy có doanh nhân “ăn nên làm ra” nhờ năng lượng gió nên chuyển hướng sang đầu tư điện gió. Tại Hội thảo Năng lượng gió Việt Nam do Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam tổ chức ở TPHCM vào ngày 9/12/2014, Tập đoàn Phú Cường và Tập đoàn Năng lượng gió Vestas (Đan Mạch) đã ký ghi nhớ xây dựng Dự án trại sản xuất điện gió công suất 170MW tại thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng). Dự kiến đầu năm 2016, trang trại điện gió nêu trên sẽ được triển khai nhưng chưa biết có thành hiện thực hay không (!?).

Trong khi đó, tại Cà Mau, Tập đoàn Phú Cường chuyển sang lĩnh vực du lịch, dịch vụ, nhà hàng khách sạn. Phần lớn các công trình, dự án đều do con gái lớn của ông Cường là Nguyễn Thị Ngọc Mai (Chủ tịch HĐQT, GĐ công ty CP Du lịch- Dịch vụ Minh Hải) làm Tổng giám đốc, điều hành. Tuy nhiên, nhiều dự án, công trình do con đại gia đang triển khai hết sức ì ạch, gây lãng phí cho địa phương.

Nguồn: Theo Vietnamnet

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.