Viêm đường tiết niệu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống tình dục, sinh sản mà còn nguy hiểm đến cả tình mạng. Anh Nguyễn Văn Linh 34 tuổi, quê ở Phú Thọ xuống Hà Nội khám bệnh khi đã có nhiều biểu hiện nguy hại đến thận. Cách đây hơn 1 tháng, anh Linh có biểu hiện tiểu buốt, nhưng không chữa trị kịp thời nên anh có các biểu hiện khác như đau lưng, bó ở bàng quang,.. Khi xuống Hà Nội khám bệnh thì anh đã bị viêm thận. Bác sỹ cũng cho biết, nếu anh cứ tiếp tục chủ quan có thể dẫn đến suy thận nếu không được điều trị kịp thời.
Trần Văn Hiệp (Cầu Giấy – Hà Nội) 26 tuổi, thú nhận với bác sỹ rằng, anh bị viêm niệu đạo do quan hệ tình dục với bạn gái. Nếu trường hợp của anh Hiệp không điều trị kịp thời thì vi khuẩn có thể tấn công vào bàng quang và lây lan sang nhiều bộ phận khác của hệ tiết niệu. Anh Hiệp cho biết: “Trước đó, tôi đi tiểu rất buốt kèm theo nước tiểu có màu vàng, ở phần quy đầu đỏ ửng và đau rát. Tôi đã rất lo lắng nên đi khám ở một phòng khám phụ khoa thì biết được mình viêm niệu đạo. Bác sỹ cũng cho biêt là có thể do vi khuẩn tấn công qua con đường quan hệ tình dục và khuyên tôi không nên quan hệ tình dục cho tới khi thôi bệnh”.
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường tiết niệu
Do vi khuẩn xâm nhập từ bộ phận sinh dục ngoài qua niệu đạo, lây lan qua niệu quản rồi lan lên thận. Đối với nam giới do vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài không sạch sẽ, nhất là trong trường hợp viêm bao quy đầu, hẹp bao quy đầu, dẫn đến lây lan vi khuẩn đường sinh dục.
Do vi khuẩn “Escherichia coli” hay còn gọi là E.coli gây ra, bởi vi khuẩn này có khả năng thâm nhập trực tiếp vào đường tiết niệu, hoặc qua sinh hoạt tình dục, qua các dụng cụ đặt sonde dẫn lưu, phẫu thuật nội soi…, ngoài E.Coli còn có các loại vi khuẩn như Klebsiella, Proteus, Staphylococcus Saprophyticus. Trong đó, vi khuẩn lậu, giang mai cũng là một tác nhân gây bệnh qua quan hệ tình dục không an toàn. Do thấp nóng trong gây nóng rát, buốt khi đi tiểu, các đối tượng này thường hay bị tái phát vào mùa hè.
Một số yếu tố khác thuận lợi cho viêm đường tiết niệu xảy ra là: sỏi đường tiết niệu, ứ trệ nước tiểu do u, phì đại tuyến tiền liệt, sinh hoạt tình dục với người bị viêm đường tiết niệu mà không dùng phương pháp bảo vệ. Một số người mắc các bệnh như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch,… cũng dễ mắc viêm đường tiết niệu.
Khi bị viêm đường tiết niệu thường có những biểu hiện như: Đi tiểu nhiều lần; Không thể nhịn tiểu được; Khó đi tiểu và có cảm giác đau rát “cậu nhỏ”; Có thể sốt nhẹ; Nước tiểu vẩn đục với mùi khó chịu; Lẫn máu trong nước tiểu.
Cách chữa trị bệnh viêm tiêt niệu ở nam giới
Tùy theo vị trí nhiễm khuẩn, mức độ nặng hay nhẹ, tính chất cấp tính hay mãn tính và chủng vi khuẩn gây bệnh để có những biện pháp điều trị khác nhau. Bên cạnh việc dùng kháng sinh, người bệnh cần phải uống nhiều nước để đẩy vi khuẩn ra ngoài. Ngoài ra, cũng có nhiều bài thuốc đông y khác có thể chữa trị được bệnh viêm đường tiết niệu.
Theo Bác sỹ Bùi Lê, cho biết để chữa bệnh viêm tiết niệu cần dùng một số loại thuốc kháng sinh, nhưng khi sử dụng cần được tư vấn và kê đơn từ bác sỹ.
Trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu thấp (niệu đạo, bàng quang) thường dùng kháng sinh đường uống kết hợp với thuốc sát khuẩn tại chỗ. Các kháng sinh thường dùng có tác dụng tốt trong nhiễm khuẩn tiết niệu thấp hiện nay như nhóm quinolon: peflacin, ciprofloxacin. Lưu ý không sử dụng quinolon cho trẻ em dưới 16 tuổi vì thuốc ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ do gây tổn thương sụn khớp. Các nhóm kháng sinh khác như cephalosporin (cefuroxim), beta lactam (ampicillin) cũng có tác dụng tốt. Một kháng sinh thông thường, rẻ tiền, khá thông dụng hiện nay là co-trimoxazon (biseptol) cũng có tác dụng trong một số trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu nhẹ, tuy nhiên tỷ lệ vi khuẩn kháng kháng sinh này hiện nay khá cao.
Thời gian sử dụng kháng sinh tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, căn cứ từng trường hợp cụ thể mà có thể dùng liều duy nhất hay dùng kéo dài 3- 10 ngày hay kéo dài hơn. Hiện nay hay dùng kháng sinh kết hợp với một số hoá chất như nitrofurantoin, mictasol bleu… là những thuốc đào thải gần như nguyên vẹn qua đường tiểu nên có tác dụng sát khuẩn tại chỗ.
Trường hợp viêm thận – bể thận cấp hay đợt cấp của viêm thận – bể thận mạn cần dùng kháng sinh đường tĩnh mạch liều cao và nên phối hợp ít nhất hai kháng sinh. Thời gian dùng kháng sinh cũng dài hơn trong điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu thấp, ít nhất cũng dùng trong 14 ngày. Lựa chọn thuốc tốt nhất theo kháng sinh đồ, tuy nhiên do kháng sinh đồ cho kết quả muộn hoặc cấy không mọc vi khuẩn nên cần cho kháng sinh sớm theo kinh nghiệm, dựa vào vi khuẩn hay gặp, tuổi mắc bệnh, các bệnh lý kèm theo…
Các thuốc có thể dùng như quinolon kết hợp augmentin; hoặc cephalosporin (ceftriaxon) kết hợp hoặc thuốc nhóm quinolon uống hay truyền tĩnh mạch – hoặc kết hợp thuốc aminosid (amikacin) tiêm bắp hoặc pha truyền tĩnh mạch một lần trong ngày.
Nhiễm khuẩn tiết niệu là một bệnh thường gặp ở nam giới, nếu phát hiện sớm, điều trị tích cực có thể khỏi hẳn không để lại di chứng. Trường hợp ngược lại có thể dẫn đến suy thận mạn tính là bệnh có tiên lượng xấu. Bệnh viêm đường tiết niệu có thể dễ tái phát, vì thế khi điều trị cần phải dứt điểm.
Vũ Minh
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.