Phân biệt các hệ màu RGB, CMYK, PANTONE trong thiết kế

Phân biệt các hệ màu RGB, CMYK, PANTONE trong thiết kế

Một nhà thiết kế đồ họa tốt phải biết sử dụng và nhận thức được những tiêu chuẩn màu sắc trong thiết kế. Đây là những hệ màu được sử dụng cho nhiều mục đích trong thiết kế : trong in ấn và trong các thiết bị kỹ thuật số. Bao gồm các hệ màu : RGB, CMYK,PANTONE.

Hệ màu RGB

Hệ màu RGB là từ viết tắt trong tiếng Anh và có nghĩa :

R: Red (màu đỏ)

G: Green (màu xanh lá cây)

B: (blue (màu xanh lam)

Phân biệt các hệ màu RGB, CMYK, PANTONE trong thiết kế

Đây là ba màu gốc trong các mô hình ánh sáng bổ sung. Từ ba màu cơ bản này từ cách thay đổi tỉ lệ giữa các màu RGB để tạo ra vô số các màu sắc khác nhau và cách tổng hợp từ 3 màu RGB này gọi là mảu cộng ( các màu sinh ra từ 03 màu này sẽ sáng hơn màu gốc – additive color ).

Hệ màu RGB là chế độ hiển thị màu sắc tự nhiên của màn hình CRT, màn hình LCD và màn hình plasma. Máy ảnh và máy quét cũng có thể sử dụng chế độ RGB. Hệ màu RGB là hệ màu là tốt nhất cho thiết kế : thiết kế website, hình ảnh kỹ thuật số, thiết kế các tài liệu quảng cáo trực tuyến,…

Hệ màu CMYK

C – Cyan là màu lục lam

M – Magenta là màu đỏ tươi (màu hồng đỏ),

Y – Yellow là màu vàng

K – Keyline/Black là màu đen

Phân biệt các hệ màu RGB, CMYK, PANTONE trong thiết kế

CMYK là một mô hình màu trong đó tất cả các màu được mô tả như là một hỗn hợp của các quá trình hòa trộn của bốn màu sắc . CMYK là mô hình màu tiêu chuẩn được sử dụng trong in offset cho các tài liệu đầy đủ màu sắc. Vì in ấn sử dụng các loại mực của bốn màu cơ bản, nó thường được gọi là in bốn màu.

Nguyên lý làm việc của CMYK là trên cơ sở hấp thụ ánh sáng. Màu mà người ta nhìn thấy là từ phần của ánh sáng không bị hấp thụ. Trong CMYK hồng sẫm cộng với vàng sẽ cho màu đỏ, cánh sen cộng với xanh lơ cho màu xanh lam, xanh lơ cộng với vàng sinh ra màu xanh lá cây và tổ hợp của các màu xanh lơ, cánh sen và vàng tạo ra màu đen.

Hệ màu PANTONE

Màu Pantone được xác định là một loạt các con số thay vì tên (ngoại trừ với màu sắc sử dụng trong thời trang), do đó bạn sẽ nghe các tham chiếu PANTONE 2985 C thay vì màu xanh da trời.

Phân biệt các hệ màu RGB, CMYK, PANTONE trong thiết kế

Màu Pantone là màu pha, hay màu thứ 5. Nói một cách dễ hiểu hơn, màu Pantone là màu được nhà sản xuất pha sẵn, khác với việc nhà in pha trộn các màu CMYK là 4 màu cơ bản trong in ấn để tạo ra những màu chúng ta mong muốn. Màu Pantone có sắc độ tươi tắn rất nổi bật, làm tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm in ấn. Khi đặt cạnh những ấn phẩm in ấn được in offset với 4 màu cơ bản, sắc độ của màu Pantone bao giờ cũng nổi bật hơn hẳn.

Người ta thường phân biệt màu Pantone C, Pantone U, Pantone M… dựa trên việc màu được in trên chất liệu giấy nào, Coated (tráng phủ, như giấy Couche), Un-coated (không tráng, như giấy Fort) hay là giấy Matte (mờ), sở dĩ như vậy là vì chất liệu giấy đóng vai trò rất quan trọng trong việc thể hiện sắc thái màu Pantone.

Để chọn đúng màu chúng ta cần, có thể đối chiếu màu trên bảng màu Pantone (Pantone Color Chart), bảng màu này khá đắt tiền so với các Color Chart thông thường. Trong các phần mềm đồ họa như AI, Photoshop, Corel Craw… đều có cho phép đổ màu Pantone. Để in bằng màu Pantone, bạn có thể đưa màu Pantone vào những chỗ bạn cần trên layout thiết kế, và làm việc với nhà in để đưa ra yêu cầu về in màu Pantone.

Đúng vậy, nhà thiết kế đồ họa giỏi phải nắm được, thực hiện được việc sử dụng 3 hệ màu trên.