Các nha sĩ có thể phát hiện nhiều bệnh tật như AIDS, bệnh tuyến giáp, loãng xương, bệnh ngoài da, tiểu đường… chỉ qua kiểm tra răng miệng.
-
1
Bệnh tiểu đường
Nếu thấy nướu chảy máu khi đánh răng; nướu đỏ, sưng; hơi thở có mùi, miệng khô, nhiễm trùng miệng, sâu răng nhanh… thì nên đi kiểm tra đường huyết.
-
2
Bệnh tim
Nghiên cứu cho thấy có sự liên quan mật thiết giữa vi khuẩn tìm thấy trong bệnh nha chu và các vi khuẩn tìm thấy trong huyết mạch ở người bị bệnh tim.
-
3
Đẻ non
Nếu bị viêm nướu lợi nặng khi mang thai thì cần cẩn thận vì có thể bị sinh non hoặc sinh con nhẹ cân. Hầu như 20% trường hợp trẻ sơ sinh thiếu tháng và trẻ nhẹ cân sau sinh liên quan với bệnh nha chu.
-
4
Hô hấp
Nếu bị viêm hầu họng, viêm tai và sốt thì có thể là các vi khuẩn trong bệnh nha chu đang tấn công đường hô hấp.
-
5
Viêm khớp dạng thấp
Người bị viêm khớp dạng thấp có khả năng bị mắc bệnh nha chu gấp 2 lần so với những người khác. Họ cũng có xu hướng bị rụng răng nhiều hơn, dễ bị viêm nướu lợi.
-
6
Đột quỵ
Chụp X-quang răng miệng có thể tiết lộ nguy cơ tắc nghẽn mạch máu ở cổ vào não – thủ phạm gây đột quỵ.
-
7
Ung thư miệng
Khám nha khoa thông thường sẽ cho phép sàng lọc các bệnh ung thư miệng, có thể được xác định bởi khối u hoặc tổn thương trong miệng. Nếu phát hiện sớm, ung thư miệng có thể được điều trị. Nếu không, nó có thể lan ra các bộ phận khác của cơ thể.
-
8
Rối loạn ăn uống
Các nha sĩ có thể cho biết sự biếng ăn hay háu ăn vô độ của bạn từ những dấu hiệu như răng tê buốt do nóng lạnh, hơi thở nặng mùi, men răng mòn… Nguyên nhân là do axit từ dạ dày trào ngược, gây ảnh hưởng xấu đến các men răng.
-
9
Nhiễm nấm men
Bệnh nhiễm nấm men có thể được phát hiện bởi một lớp phủ màu trắng trên lưỡi và cổ họng. Điều này hay gặp ở trẻ sơ sinh và những người có hệ miễn dịch kém. Ngoài ra, thuốc kháng sinh cũng có thể gây nấm.
-
10
Suy thận
Miệng khô, có hơi thở tồi, loét miệng, chậm mọc răng ở trẻ em.
-
11
Thiếu máu
Nướu tái nhợt, góc miệng đỏ, rát lưỡi.
-
12
AIDS
Hàm đau; xuất hiện đốm trắng trên mặt lưỡi; lưỡi trắng do nấm miệng.