Việc phát hiện ra con khủng long ăn thịt khổng lồ có nhiều lông khiến các nhà khoa học thay đổi suy nghĩ lâu nay về loài bạo chúa T.rex.
>>>Khủng long bạo chúa hung bạo hơn ta nghĩ
Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc và Canada tiến hành phân tích bộ khung xương hóa thạch được bảo quản rất tốt của một khủng long trưởng thành và hai khủng long chưa trưởng thành thu được ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc từ một người buôn hóa thạch.
Phân tích cho thấy, với bộ hàm của một sát thủ và những chiếc răng cực kỳ sắc nhọn, T. rex lâu nay vẫn được xây dựng trên phim ảnh là có làn da mang vảy như cá. Tuy nhiên, phát hiện về một họ hàng của T.rex sống trước đó cho thấy vua của loài khủng long có thể có bộ lông mượt.
Bằng chứng được tìm thấy từ một loài khủng long bạo chúa ở miền đông bắc Trung Quốc sống cách đây 60 triệu năm, trước cả T.rex. Mẫu hóa thạch vẫn còn phần lông mượt. Đây cũng là hóa thạch khủng long có lông lớn nhất từng được tìm thấy.
Vua của các loài khủng long có thể mang bộ lông mượt.
Nếu họ hàng của T. rex có lông, thì vì lẽ gì mà T. rex không có?
Một số khủng long có lông nhỏ hơn được tìm thấy trong những năm gần đây, nhưng đây là lần đầu tiên các nhà khoa học tìm thấy hóa thạch khủng long to lớn và nhiều lông như vậy. Giới chuyên gia lâu nay vẫn tranh cãi liệu có phải những con khủng long khổng lồ mất hết lông vì kích thước quá khổ của mình hay không.
Yutyrannus huali, loài khủng long bạo chúa vừa được phát hiện, được mô tả trên tạp chí khoa học Nature. Tên của nó được kết hợp từ tiếng Latin và tiếng Quan thoại, nghĩa là “khủng long bạo chúa lông đẹp”. Loài khủng long này có thể dài hơn 9m và nặng cả tấn.
Theo Đất Việt