Tổ chức Bảo tồn Động Vật Hoang Dã (WCS) có trụ sở đặt tại Bronx Zoo cho biết một camera nghiên cứu vùng núi Nam Tanzania đã ghi hình được một loại động vật ăn thịt có thể xem là quý hiếm nhất và ít được biết đến nhất ở Châu Phi: cầy mangut Jackson, chỉ được biết đến qua một vài mẫu quan sát và những mẫu vật được trưng bày tại bảo tàng.
Những phát hiện được đăng trên bản tin mới nhất của tập san Oryx, đã đánh dấu không chỉ việc mở rộng phạm vi sinh sống của loài động vật ăn thịt đuôi xù này vì trước đây nó chỉ xuất hiện ở Kenya, mà còn cung cấp thêm một số loài khác ở vùng núi Udzungwa, môi trường sống hoang dã quý hiếm và gần như duy nhất trên thế giới.
(Ảnh: Sciencedaily) |
Nhà khoa học giáo sư Daniela De Luca của WCS cùng với giáo sư Francesco Rovero của bảo tàng khoa học tự nhiên Trento ở Ý đã chụp được những hình ảnh của cầy mangut Jackson trong rừng Matundu thuộc phạm vi công viên quốc gia núi Udzungwa. Hầu hết những bức ảnh đều được chụp trong khoảng thời gian 7 giờ tối đến 6 giờ sáng, cho thấy loài động vật này phần lớn đi ăn đêm.
Những con cầy mangut này đặc trưng cho những con cùng họ khác đang sống ở Kenya. Giáo sư De Luca tham gia chương trình Tanzania của WCS nói: “Việc chia nhỏ khu vực mà cầy mangut sống và bảo vệ nghiêm ngặt những khu rừng gần đó sẽ giúp cải thiện điều kiện để bảo tồn loài vật này” .
Năm 2004, các chuyên gia bảo vệ môi trường của WCS đang làm việc trên vùng cao nguyên Nam Tanzania đã khám phá ra một loại động vật linh trưởng mới – khỉ Kipunji – và nó cũng được chứng minh là giống mới vào năm 2006. Khỉ kipunji cũng được tìm thấy ở vùng núi Udzungwa. Một vài năm trước đây, những nhà nghiên cứu của WCS cũng làm việc trong cùng khu vực mà chụp được tấm ảnh về một loại cầy hương của Lowe lần đầu tiên được phát hiện trong vòng 70 năm qua.
Cầy mangust Jackson có lỗ tai tròn rộng, nhúm lông vàng trên cổ và cổ họng cùng với một cái đuôi trắng xù. Nó tương đối gần với loại cầy đuôi xù ít được biết đến, những thước phim ghi hình cầy mangút Jackson trước đó chỉ hạn chế ở khu vực rừng Kenya và xa hơn 900 kms về phía Bắc. Hiện nay có khoảng 14 mẫu vật đang được trưng bày ở Kenya và chưa có cái nào cung cấp được chức năng sinh học của nó.
Cùng với việc tăng cường bảo vệ cho Matudu, một trong những khu rừng trũng lớn nhất ở Đông Châu Phi, các nhà khoa học đã khuyến cáo cần biết rõ những nhu cầu sống của con vật và cách bảo vệ chúng tốt nhất trước khi đưa ra những nghiên cứu sơ khai về di truyền và sinh thái học của cầy mangút.
Ánh Phượng
Theo Science daily, Sở KH & CN Đồng Nai