Thời cổ đại thường thực thi chế độ đa thê, đàn ông có thể lấy nhiều vợ. Ví dụ vào thời Hán, quy định rõ: Khanh đại phu một vợ hai thiếp, người có cống hiến đặc biệt có thể nạp 8 thiếp, những người có thân phận hoặc có văn hóa có thể nạp một thiếp. Lê dân không được phép nạp thiếp. Đàn ông đi hỏi vợ chứ đàn bà không được tự gả chồng.
Cũng chính vì quan niệm này mà ngày từ thời cổ đại, ở Trung Quốc đã tồn tại hiện tượng nam thừa nữ thiếu. Điều này được rất giai cấp thống trị sớm nhận ra sự nguy hại đối với thiên hạ xã tắc của họ. Chính vì thế ngay thời cổ đại đã có rất nhiều triều đại sử dụng rất nhiều các biện pháp để nhằm giải quyết vấn đề này.
Thời cổ đại còn có chức “Quan mối” tức quan viên làm ông mai bà mối chuyên phụ trách giải quyết hôn nhân cho người đang độc thân, quyền hạn tương đối lớn.
Quan mối có thể cưỡng chế bắt những người độc thân phải lập gia đình, chỉ định một cô gái nào đó gả cho một người đàn ông độc thân nào đó. Thậm chí xã hội còn thay đổi quan điểm, ủng hộ góa phụ tái giá đồng nghĩa với việc ủng hộ đàn ông lấy quả phụ.
Ở triều Tần con gái đến tuổi nhất định phải xuất giá nếu không quan phủ sẽ phải đứng ra tìm chồng. Đến thời Nam Bắc triều, nếu con gái đến tuổi chưa chịu lấy chồng sẽ là phạm pháp, người thân còn phải ngồi tù.
Tới chuyện quả phụ “đắt chồng”…
Người xưa có câu: ““Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, rồi “Hảo nữ bất giá nhị phu”. Vì vậy, cho phép góa phụ tái hôn quả là chuyện khó khăn và động trời trong xã hội Trung Quốc cổ đại vốn trọng nam quyền. Tuy nhiên, ở một số địa phương nam nhiều nữ hiếm, để cân bằng tỉ lệ nam nữ, bất luận là trong dân gian hay chốn quan lại quyền quý đều chẳng đặt nặng vấn đề “tam cương ngũ thường, tòng nhất nhi chung” mà ủng hộ chuyện góa phụ tái giá, tìm kiếm hạnh phúc mới cho mình.
Trước kia, những người đàn ông lấy phải quả phụ dễ bị xem thường, vì vậy, chẳng những góa phụ tái giá là chuyện khó khăn, ngay cả các đấng mày râu muốn sống nghĩa phu thê với những người đã qua một đời chồng cũng chẳng dễ dàng. Nhưng trong xã hội cổ đại, một số dân tộc ít người tại phía Bắc Trung Quốc lại không nặng nề chuyện ấy. Đặc biệt, trong nội bộ gia tộc, em chồng lấy chị dâu, phận dâu lấy chú chồng là lẽ thường tình.
Hiện tượng này tồn tại nhiều ở một số dân tộc thiểu số phương Bắc cổ đại còn có thói quen em lấy chị dâu, con lấy vợ lẽ của cha. Điển hình nhất chính là nàng Vương Chiêu Quân. Nàng được gả đến Hung Nô làm vợ của thiền vu Hồ Hàn Tà. Nhập gia phải tùy tục, sau khi Hồ Hàn Tà chết, nàng tiếp tục được gả làm vợ cho con trai trưởng của chồng. Nhận thức xã hội thay đổi, dần dần việc góa phụ tái giá trở thành chuyện hết sức bình thường. Bất kể là dân thường hay quan viên cũng đều có thể lấy góa phụ. Cũng chính vì thế mà nhiều trường hợp khi cha mất, con vẫn có thể lấy thiếp của cha.
Bí ẩn chưa có lời giải về lăng mộ Tần Thủy Hoàng
(Khám phá) – Việc phát hiện và khai quật lăng mộ Tần Thủy Hoàng là một bước tiến dài trong ngành khảo cổ học, đem đến cái nhìn sâu sắc hơn về vị hoàng đế này. |
8 quy tắc vàng tuyển mỹ nữ cho hoàng đế Trung Hoa
(Khám phá) – “Cái răng cái tóc là góc con người” – quả là không sai khi những điều đó được đặt lên hàng đầu khi các vua chúa Trung Quốc tuyển chọn người đẹp. |
Nguồn: Trang Trang (t/h)/Theo Khỏe & Đẹp
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.