Ăn cơm có thể cung cấp cho chúng ta nhiều calo, tinh bột. Nhưng khi ăn quá nhiều, chúng có thể trở thành món ăn gây béo phì và làm gia tăng lượng đường trong máu.
Hầu hết các loại tinh bột như gạo là thực phẩm rất dễ tiêu hóa, chuyển đổi thành glucose (đường) trong máu. Đa phần các tinh bột sẽ được lưu trữ dưới dạng glycogen trong gan và cơ bắp. Glucose dư thừa sẽ được lưu trữ giống như chất béo và trở thành yếu tố chính góp phần gây ra bệnh béo phì và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Còn tinh bột phản tính (RS) sẽ đi qua ruột non nhưng không tiêu hóa được và trở thành thức ăn cho các vi khuẩn có ích trong ruột già. Điều này làm giảm nguy cơ tăng lượng đường trong máu và cũng hỗ trợ tăng cường sự khỏe mạnh cho các tế bào ruột. RS cũng sẽ giúp loại bỏ và đốt cháy các chất béo một cách tự nhiên.
Tại Triển lãm và Hội nghị Quốc gia của Hiệp hội Hóa học Mỹ (ACS), nhà khoa học xã hội Sudhair James đến từ Đại học Hóa học ở Sri Lanka đã trình bày một phương pháp nấu cơm mới giúp cắt giảm sự hấp thu calorie tới 50-60%. Ông đã tìm thấy cách làm cho gạo trở thành một tinh bột phản tính nhằm hạn chế sự hấp thụ của tinh bột hoặc đường vào trong máu.
Dùng dầu dừa để nấu cơm là biện pháp hiệu quả để ăn nhiều cũng không bị béo.
Cách mà Sudhair James đưa ra khá đơn giản. Bạn chỉ cần bỏ thêm 1 muỗng cà phê dầu dừa vào nước sôi. Sau đó cho gạo vào khuấy đều. Đun nhỏ lửa trong 40 phút hoặc cho gạo vào nồi cơm điện nấu chín.
Sau đó, bạn hãy để cơm đã nấu chín trong tủ lạnh trong vòng 12 giờ trước khi dùng. Thao tác này sẽ làm hàm lượng tinh bột phản tính tăng lên gấp 10 lần.
Theo James, trong quá trình nấu ăn, dầu dừa sẽ hòa quyện vào các hạt tinh bột. Điều này làm cho đường chịu được các enzym tiêu hóa, vì vậy nó sẽ không được tiêu hóa. Việc làm mát cơm trong 12 giờ sẽ liên kết tinh bột (amylose) với các phân tử bên ngoài của gạo, biến thành tinh bột phản tính. Quá trình hâm nóng cơm trước khi ăn cũng sẽ không ảnh hưởng đến mức độ RS của nó.
Hiện các nhà nghiên cứu cũng đang tìm hiểu những cách khác để giảm thiểu calo trong gạo, cũng như tìm hiểu xem liệu ngoài dầu dừa còn có những loại dầu khác nào có tác dụng tương tự.
Tuy nhiên, chúng ta cần nhớ rằng gạo không phải là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất. Bạn có rất nhiều lựa chọn khác để ăn. Hãy sử dụng thêm các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, giàu chất xơ, chẳng hạn như: khoai lang, lúa mạch, các loại rau lá xanh, súp lơ, nấm và bí.
Thụy Du
Dịch theo HTP
Dịch theo HTP
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.