Các nhà khoa học đã phát triển một loại áo liền quần bó sát vào da dành cho những nhà du hành vũ trụ, để tránh khỏi việc giãn xương khi ở trong không trung.
Họ hy vọng rằng loại vật liệu cao su mỏng nhẹ này sẽ bắt chước lại được tác dụng của trọng lực lên cơ thể người.
Nếu không có sức ép của trọng lực, xương của các phi hành gia có thể bị kéo dài ra lên đến 7cm, đồng thời các cơ và dây thần kinh cũng bị kéo giãn ra gây đau đớn.
Các nhà khoa học đến từ Đại học King, London đang từng bước cải tiến bộ áo quần này dựa theo thiết kế của Viện nghiên cứu Massachusetts để đưa vào thử nghiệm trong không gian.
Bởi vì xương và cơ thường làm việc ít trong việc giữ thẳng đứng người cho các phi hành gia ngay khi họ đi vào khoảng phi trọng lực, điều này có thể là một sự lãng phí trông thấy. Tất cả những nhân tố này có thể khiến họ lâu hồi phục lại trạng thái và mắc phải một số vấn đề về sức khỏe khi trở về Trái Đất.
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết rằng, những vấn đề này thậm chí còn đặt ra một thử thách lớn hơn cho việc thực hiện sứ mệnh cao cả khác, ví dụ như những chuyến du hành lên sao Hỏa.
Tiến sĩ David Green, giảng viên cao cấp về Sinh lý học con người trong không gian vũ trụ – đại học King, vừa là người đang nghiên cứu về bộ quần áo này trả lời với BBC: “Khi một người đặt những bước chân đầu tiên lên sao Hỏa, khả năng người này chết bởi gãy xương hông là rất lớn”.
Các nhà khoa học đang thử nghiệm bộ quần áo da trên bàn nghiêng
Các thợ may người Italia và Mỹ đã cùng với nhóm nghiên cứu quốc tế để tạo ra bộ quần áo bó vào cơ thể người từ nhiều lớp vật liệu cao su co giãn này.
Loại vật liệu này được dệt 2 chiều, có thể từ từ tạo độ căng và bó lấy cơ thể từ vai đến chân người mặc.
Phi hành gia Andreas Mogensen thuộc Cơ quan Vũ trụ châu Âu sẽ là người đầu tiên mặc bộ quần áo này trong chuyến du hành của ông vào năm 2015 tới.
Bộ quần áo chim cánh cụt
Theo đó, Tiến sĩ David cho biết thêm, nếu nhận được cái gật đầu trong việc phê chuẩn bộ quần áo này trong nhiệm vụ năm 2015 thì Nhà du hành Tim Peake có thể mặc bộ đồ này trong chuyến đi lên trạm không gian quốc tế ngay năm 2016.
Việc thực hiện bộ quần áo da để giúp các phi hành gia chống lại vi trọng lực là ý tưởng không mới. Các nhà khoa học Nga đã từng lên ý tưởng tương tự với bộ quần áo chim cánh cụt hay Pinging vào năm 1991.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đang cố gắng thực hiện những bộ quần áo mới, mô phỏng tốt hơn trọng lực cũng như làm cho người mặc cảm thấy thoải mái hơn.
Tiến sĩ David hy vọng rằng bộ quần áo mới này cũng như Pinging, sẽ có cả tác dụng chữa bệnh ngay trên Trái Đất. Nó được mong đợi có nhiều ý nghĩa hơn trong việc chăm sóc các bệnh nhân có vấn đề về dáng người cũng như giúp phát triển các chi một cách đều đặn. Điều này, sẽ được thực hiện áp dụng nhiều hơn trong tương lai gần.
Theo Nguyễn Thị Hương Giang (BBC)