Quỷ bụi khổng lồ trên sao Hỏa

Quỷ bụi khổng lồ trên sao Hỏa

Quỷ bụi (lốc bụi) trên sao Hỏa có kích thước khổng lồ, cao gấp 10 lần và rộng hơn 50 lần so với những cơn lốc bụi trên Trái Đất.

>> Bí ẩn về “đám khói lạ” trên sao Hỏa

Cơn lốc bụi trên sao Hỏa

Quỷ bụi khổng lồ trên sao Hỏa
Quỷ bụi trên sao Hỏa rộng 140 mét. (Ảnh: NASA)

ABC Science cho hay, cơn lốc bụi là hiện tượng phổ biến trên sao Hỏa, đặc biệt ở vùng đồng bằng rộng lớn giữa phạm vi núi lửa Tharsis và Elysium.

Quỷ bụi trên sao Hỏa xảy ra khi Mặt Trời làm nóng mặt đất, tạo ra nhiệt lượng, làm xuất hiện cột không khí xoáy thành cột thẳng đứng với tốc độ gió lớn hơn 110 km/h. Quy mô của nó rộng gấp 50 lần và cao hơn 10 lần so với những cơn lốc bụi trên Trái Đất.

Theo các nhà khoa học tại Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), quỷ bụi trên sao Hỏa tạo ra điện và từ trường ở mức độ lớn. Hạt bụi trong quỷ bụi sẽ tích điện khi chúng cọ xát vào nhau, hạt có kích thước nhỏ tích điện âm và hạt có kích thước lớn tích điện dương.

Gió có xu hướng mang các hạt bụi nhỏ, tích điện âm lên cao. Trong khi đó, các hạt bụi tích điện dương nặng hơn vẫn nằm ở phía dưới cơn lốc bụi. Sự tách biệt này tạo thành một trường điện quy mô lớn, giống như cực âm và cực dương của một cục pin.

 

Theo VnExpress.net