Trường hợp trẻ mọc răng biếng ăn phải làm sao?

Giúp trẻ không bị biếng ăn
Giúp trẻ không bị biếng ăn

Trẻ mọc răng mà biếng ăn thì mẹ phải làm sao? Đây là câu hỏi được rất nhiều mẹ đặt ra bởi bé biếng ăn sẽ đồng nghĩa với cân nặng của bé không tăng, thậm chí còn giảm.

Bắt đầu từ tháng thứ 5,6 trẻ đã bắt đầu có dấu hiệu mọc răng. Kèm theo đó là hàng loạt biểu hiện của việc sắp mọc răng như chảy nhiều nước dãi, hay quấy khóc, thậm chí còn sốt. Việc từng chiếc răng nhú lên khỏi lợi sẽ khiến bé cảm thấy khá đau, bứt dứt và khó chịu. Nguyên nhân này khiến bé mệt mỏi, biếng ăn.

Với những trường hợp bé rơi vào trạng thái biếng ăn này, các mẹ đừng quá lo lắng mà hãy cùng chamecuacon.com tìm cách chăm sóc bé thật an toàn và hiệu quả nhé!

Trẻ mọc răng thường có biểu hiện biếng ăn

Cách chăm bé mọc răng biếng ăn

– Đối với những bé ở khoảng 7 tháng, cân nặng tầm 8,3 kg là vừa đủ. Mỗi tháng, cháu chỉ cần tăng 300g/tháng là vừa tiêu chuẩn. Khi bé biếng ăn, mẹ hãy tăng cường cho cháu bú nhiều hơn. Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tốt nhất, đầy đủ chất nhất và an toàn nhất cho trẻ. Đồng thời vào lúc này, mẹ cũng phải cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho mình thì sữa mẹ mới có thể đủ chất cho trẻ. Ngoài ra, các mẹ còn có thể xay thật nhuyễn cháo với các thành phần dinh dưỡng và cho trẻ ăn.

– Cần quan tâm và chơi với bé nhiều hơn để bé quên đi sự khó chịu bằng cách thường xuyên hỏi han bé, cho bé chơi nhiều đồ chơi, dẫn bé đi dạo đến những nơi lạ, bé sẽ chú ý đến môi trường mới mà quên đi phần nào cái răng đang làm bé khó chịu.

– Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến chế độ chăm sóc trẻ ở thời điểm này.

+ Thời kỳ 4-8 tháng, khi trẻ mọc 2 răng cửa hàm dưới, thực đơn mỗi ngày cho bé nên là khoai tây, cháo ngũ cốc hay lòng đỏ trứng.

+ Thời kỳ từ 8-12 tháng , lúc này trẻ mọc nhiều răng hơn, thực đơn cho nên đầy có nhiều chất dinh dưỡng hơn, có thể là đậu, thịt băm… tất cả phải được xay nhuyễn.

+ Thời kỳ bé mọc khoảng 12-20 cái răng, mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé đầy đủ hơn nữa như bánh mì, đậu tương, thịt,cá…

Thay đổi chế độ ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé

Mẹ nên xay nhuyễn mọi thức ăn để bé không gặp khó khăn trong lúc này, bởi khi răng mọc lợi sẽ bị sưng đỏ, có cảm giác đau. Trường hợp bé quấy khóc quá, lợi sưng đỏ hơn mọi khi và không chịu ăn gì, không chịu bú mẹ, hãy đưa bé đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ khám và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, các dụng cụ ăn uống của bé phải luôn được vệ sinh sạch sẽ tránh vi khuẩn có điều kiện tấn công vào cơ thể bé. Vào giai đoạn này bé sẽ thường xuyên gặm tay hay bất cứ đồ vật nào “tóm” được, do đó, bạn hãy lựa chọn các loại đồ chơi mềm cho bé và luôn để chúng trong trạng thái sạch sẽ.

Để bé yêu được chăm sóc và phát triển toàn diện nhất, các bậc cha mẹ nên chú ý nắm vững các đặc điểm về thời kỳ bé mọc răng.

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.