Từ trước đến nay, người ta dành nhiều tên gọi khác nhau cho Thái giám. Ví như Thái giám được gọi với tên yêm nhân, hoạn quan, tự nhân, công công, thị nhân, nội giám… Và họ thực sự là những người khá đặc biệt trong chốn cung đình. Bởi vì từ giọng nói đến ngoại hình của họ đều khác biệt với người thường. Họ thường là những người đàn ông mày râu nhẵn nhụi, không yết hầu, giọng nói mảnh nhỏ lảnh lót như đàn bà, hành động cử chỉ cũng như phụ nữ. Nói chung, họ có những đặc điểm dị biệt trên thân thể mình.
Trừ những người khi sinh ra đã có khiếm khuyết ở bộ phận sinh dục, còn hầu hết những nam nhi bình thường, muốn trở thành thái giám đều phải chấp nhận trải qua cửa ải đầu tiên. Đó là phải trải qua một thủ thuật “tịnh thân” đây đớn: chấp nhận cắt bỏ bộ phận sinh dục của mình. Công đoạn hãi hùng này được gọi là quá trình “tịnh thân”.
Kỹ càng quá trình chọn lựa thái giám trước khi “tịnh thân”
Tất cả quá trình tịnh thân của hoạn quan Trung Quốc tuy không được ghi chép rõ ràng. Nhưng ở nhiều triều đại phong kiến, công đoạn này cũng được đề cập đến thấp thoáng song khá cầu kỳ và kỹ càng. Những “thủ tục” tịnh thân đều do đám người chuyên hành nghề hoạn bao thầu, đảm trách.
Trước hết, để tiến hành thủ thuật này, người thân của kẻ bị hoạn sẽ cùng tịnh thân sư lập ra một bản hợp đồng hoạn. Khi ký kết hợp đồng này, họ phải mời một vài người làm chứng. Bản thân người bị hoạn sẽ phải viết rõ nguyện vọng muốn tịnh thân và không được gây khó dễ về chuyện sống chết sau màn cắt “của quý”. Đặc biệt, nếu sau này, hoạn quan ấy trở nên danh giá, uy quyền, sẽ phải quay lại đền đáp hậu hĩnh công lao của “đao tử tượng”.
Sau khi tiến hành các giao kèo trên, kẻ bị hoạn sẽ tiến hành thêm một giao dịch ngầm kèm theo với “đao tử tượng”. Và tùy theo chi phí, kẻ bị hoạn có thể lựa chọn hai loại giá: Một loại là giá bảo đảm mạng sống, loại nữa là không màng tới sống chết.
Khi đã được chọn lựa kỹ càng, phía bên đao tử tượng sẽ tự chọn một ngày lành tháng tốt. Thời gian này, người tịnh thân tuyệt đối không được ăn uống, để vết thương tránh bị nhiễm trùng. Sau 3-4 ngày nhịn ăn uống như vậy, công đoạn “tịnh thân” sẽ chính thức diễn ra.
Thủ thuật “tịnh thân” công phu của các thái giám Trung Quốc
Không một thái giám nào trong cung lại không phải trải qua một thủ thuật “tịnh thân” bằng loại “yêm đao” riêng. “Yêm đao” được làm từ hợp kim vàng và đồng để chống nhiễm trùng. Khi “tịnh thân” xong, người bị hoạn sẽ được “đao tử tượng” đỡ dậy, đi lại chầm chậm trong phòng hai tiếng đồng hồ, sau đó mới được nằm xuống nghỉ ngơi.
Liên tiếp trong vòng 3 ngày sau thủ thuật, người tịnh thân sẽ không được uống nước để tránh nhiễm trùng. Sau thủ thuật khoảng 100 ngày, thái giám vừa bị hoạn này khôi phục sức khỏe. Và họ sẽ được đưa vào cung đình làm hoạn quan cho các vua chúa. Chính vì có cấu tạo không bình thường về mặt tâm sinh lý, những nô tài làm thái giám ở triều đại nào luôn mang nét mặt nhợt nhạt, vóc dáng mảnh mai, giọng nói khao khao, bộ điệu rụt rè, tính tình nhút nhát khác với người bình thường.
Được biêt, bộ phận sinh dục đã cắt bỏ của thái giám sẽ được các tịnh thân sư cất giữ như bảo bối, được bọc kín bằng vải đỏ treo trên xà nhà với ý cầu chúc cho thái giám đó đỏ vận thăng tiến trên con đường đua tranh quyền lực chốn hoàng cung.