Khi chiếc răng đầu tiên của trẻ mọc lên được đánh dấu là bước ngoặt trong sự phát triển của trẻ. Bởi vậy, cha mẹ cần phải nắm rõ được quy trình mọc răng cũng như đặc điểm mọc răng của bé để tiện cho quá trình chăm sóc bé.
Lịch mọc răng của trẻ
Bệnh viện Nhi đồng ST. Louis Mỹ đã đề xuất lịch mọc răng của trẻ, điều này giúp ích cho các bậc cha mẹ có thể tránh được những vướng mắc khi trẻ sốt do mọc răng, trẻ quấy khóc cùng nhiều biểu hiện khác.
Lịch mọc răng của trẻ
– Từ khi trong bụng mẹ, bộ phận cấu tạo nên răng đã bắt đầu hình thành. Từ khoảng 6 – 7 tuần tuổi, những phiến răng nhỏ xíu bắt đầu rục rịch cựa quậy và đây chính là nền tảng để răng bé mọc lên. Sang đến tuần 20 thì chồi răng của bé đã bắt đầu được hình thành ở cả hàm dưới và hàm trên. Sang đến tuần thứ 36 thì nướu răng của bé trở nên cứng cáp hơn rất nhiều, lợi của bé chắc chắn hơn và bé đã biết cắn nhẹ
– Từ tháng 5 – tháng 8, trẻ sẽ mọc 4 răng đầu tiên, đó là 2 chiếc răng cửa giữa của hàm trên và 2 chiếc răng cửa ở hàm dưới, men răng khá mỏng và yếu ớt. Các bé gái thường mọc răng sớm hơn các bé trai.
– Từ tháng 7 – tháng 10, trẻ sẽ mọc tiếp 4 răng cửa hàm bên, bên cạnh 4 răng sữa mọc trước đó. Răng ở hàm bên trên sẽ mọc trước, sau đó là ở hàm dưới.
– Từ tháng 12 – tháng 16, lúc này trẻ bắt đầu mọc chiếc răng hàm đầu tiên của mình.
– Từ tháng 14 – tháng 20, trẻ tiếp tục mọc 4 cái răng nanh ở cả 2 hàm. Đây chính là răng lấp đầy khoảng trống ở răng hàm và răng cửa, tạo thành răng khểnh ở nhiều bé. răng nanh ở phía dưới sẽ mọc chậm hơn răng nanh phía trên. Đây là lúc bé đã có thể nhai bánh, kẹo với hàm răng của mình.
– Từ tháng 20 – tháng 32, đây là thời điểm mà trẻ mọc 4 răng chiếc răng hàm thứ 2 ở cả hàm trên và hàm dưới
Tầm quan trọng của răng sữa
Răng sữa có vai trò rất quan trọng
Ở hầu hết các bé, vào tháng thứ 6 thì răng sữa của trẻ sẽ bắt đầu nhú lên. Theo thông thường thì 2 răng cửa ở hàm dưới sẽ mọc lên trước, sau đó đến 2 răng cửa phía bên trên. Khi mọc răng, lợi sẽ sưng đỏ, để nhú lên được khỏi mặt lợi thì lợi bé có thể viêm và đau nhức, có nhiều trẻ bị sốt và quấy khóc suốt thời điểm răng nhú lên.
Nhiều người cho rằng, răng sữa rồi sau cũng sẽ biến mất và thay thế vào đó là răng vĩnh viễn nên không chú ý chăm sóc răng sữa cho trẻ. Điều này hoàn toàn sai lầm bởi răng sữa rụng quá sớm có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của nhiều răng khác như răng mọc quá nhiều, hàm răng xô lệch và nâng cao hình dạng khuôn mặt.
Do đó, việc chăm sóc răng sữa cũng là điều hết sức quan trọng. Thông thường khi trẻ đến 6 tuổi, các răng vĩnh viễn sẽ dần nhú lên thay thế vị trí của răng sữa. Lúc này, chân răng sữa bắt đầu lung lay và đứt hẳn ra nhường lại vị trí cho răng vĩnh viễn. Thời điểm này cần phải chăm sóc răng cho trẻ cẩn thận.
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.