Ngày 27/6, Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF) cho biết các nhà sinh vật học nghiên cứu tại khu rừng Borneo, Indonesia đã tìm thấy một loài rắn độc có thể tự động đổi màu phù hợp với môi trường sống giống như một con tắc kè.
Loài rắn độc đổi màu ở những khu rừng đầm lầy Borneo, Indonesia (Ảnh: .nationalgeographic) |
Loài rắn độc đổi màu mới này có chiều dài 50cm được các nhà sinh vật học và chuyên gia bò sát người Đức tìm thấy ở những khu rừng đầm lầy Borneo, Indonesia. Các nhà sinh vật học đã đặt tên cho nó là Kapuas Mud Snake (Rắn bùn Kapua).
Khi các nhà sinh vật nhặt loài rắn mới này lên và đặt nó vào một cái thùng da của nó là màu nâu đỏ nhạt, sau đó bằng sự phản ứng tự nhiên tức thì phù hợp với điều kiện môi trường sống da của nó chuyển sang màu trắng.
Iwan Wibisono thuộc Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới cho biết khả năng đổi màu điển hình của loài rắn này là một hình thức tự bảo vệ trong môi trường sống. Ông cũng nhấn mạnh thêm “loài rắn này thực sự là một loài mới”.
Theo các nhà sinh vật học Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới một số loài bò sát có chân như thằn lằn và tác kè có khả năng đổi màu da, nhưng lại rất hiếm đối với loài rắn.
Kể từ năm 1996, các nhà khoa học đã tìm thấy 361 loài động vật và thực vật mới ở hòn đảo Borneo, Indonesia – một địa danh chung với vùng đất của Malaysia và Brunei – có tính đa dạng sinh học chưa từng có trên thế giới.
Ngọc Huyền
Theo AP, Reuters, AFP, VNN