“Rắn” trên dải Ngân Hà

Một vật gì đó trông đáng sợ có vẻ như đang trườn trên dãi ngân hà của chúng ta trong bức ảnh Halloween mới được chụp bởi kính thiên văn học vũ trụ Spitzer của NASA. Vật thể trông giống con rắn này thật ra là phần trung tâm của một một đám mây dày, đầy muội và lớn đến mức có thể nuốt chửng cả một tá hệ mặt trời.

Vật thể trông giống rắn trên dãi ngân hà.
(Ảnh: NASA/JPL-Caltech)

Trên thực tế, các nhà thiên văn học nói rằng “cái bụng” của con rắn có thể là nơi che giấu những ngôi sao khổng lồ trong quá trình hình thành.

“Con rắn này là một nơi lý tưởng để các nhà thiên văn học tìm kiếm các ngôi sao đang hình thành có kích thước đồ sộ”, tiến sĩ Sean Carey, còn được biết đến với tên tiến sĩ “Scarey” thuộc Trung Tâm Khoa Học Spitzer Nasa cho biết. Ông là người đứng đầu nghiên cứu mới này và cũng là người “điều tra” chính, nghiên cứu bức ảnh Halloween trước đó từ kính thiên văn vũ trụ Spitzer, một bức ảnh chụp “một con ma cà rồng trên dãi ngân hà” trông rất ấn tượng.

Kính thiên văn học vũ trụ Spitzer đã phát hiện được đám mây chứa “vật thể ma cà rồng” khúc khuỷu bằng cách sử dụng bộ phận ở tiêu điểm để ghi nhận tia hồng ngoại. Vì các vật thể có nhiệt độ khoảng vài trăm độ K có bức xạ vật đen cực đại thường nằm trong dải hồng ngoại, do vậy kính viễn vọng hồng ngoại sẽ giúp quan sát quan sát các vật thể nóng ấm ở xa, đặc biệt là trong đêm tối, khi không có bức xạ hồng ngoại của mặt trời gây nhiễu. Trong khi đó thì kính thiên văn quang học sẽ không nhìn thấy vật thể “ma cà rồng” “núp” trong bề mặt đầy bụi của dãi ngân hà này.

Bởi vì vật thể ma cà rồng đó nóng ấm và ánh sáng hồng ngoại của nó có thể trốn vào đám mây dày đầy bụi, nên nó chỉ “xuất đầu lộ diện” trên các bức ảnh hồng ngoại được chụp bởi kính thiên văn Spitzer. Đám mây kiểu này rất dày, nhiều bụi đến nỗi nếu bạn bằng cách nào đó đi được vào khu vực trung tâm của nó thì bạn sẽ không thấy gì ngoài một màu đen, thậm chí không có lấy một ngôi sao trên bầu trời.

Hình chụp “con rắn” mới của kính thiên văn Spitzer này đã giúp các nhà khoa học có thể nhìn thấy rõ những gì nấp bên trong đám mây đó. Các chấm vàng và cam nằm trên và xung quanh con rắn là những ngôi sao khổng lổ đang chỉ mới ở giai đoạn đầu hình thành. Chấm đỏ nhạt nằm trên bụng con rắn là một “phôi thai” ngôi sao khổng lồ, với kích thước gấp từ 20 đến 50 lần kích thước của mặt trời.

Các nhà thiên văn học cho biết những quan sát này là nền tảng giúp họ hiểu rõ hơn về cách mà các ngôi sao khổng lồ hình thành. Bằng cách nghiên cứu sự tụ họp và sắp xếp của các khối “phôi thai ngôi sao”, các nhà thiên văn học hy vọng sẽ biết được liệu những ngôi sao này được hình thành có giống với cách mà mặt trời của chúng ta, vật thể có kích thước nhỏ bé so với các ngôi sao này, được hình thành hay không – là do đám bụi mây và khí bị sụp đổ hay do một cơ chế khác, một cơ chế mà các yếu tố bên ngoài đóng vai trò chính yếu hơn.

Vật thể nhìn giống rắn này nằm cách trái đất khoảng 11.000 năm ánh sáng trong chòm sao Nhân Mã.

Bức ảnh màu giả này là một bức ảnh ghép từ các dữ liệu hồng ngoại được chụp bởi camera hồng ngoại của kính thiên văn Spitzer và quang kế chụp ảnh với nhiều dải bước sóng. Màu xanh da trời tượng trưng cho ánh sáng với bước sóng 3,6 micromet, màu xanh dương chỉ ánh sáng có bước sóng 8 mcromet và màu đỏ là ánh sáng 24 micromet.

 

Theo ScienceDaily, Sở KH & CN Đồng Nai