Rối loạn tiêu hóa: Dấu hiệu bạn cần biết

roi-loan-tieu-hoa-dau-hieu-ban-can-biet-1

Rối loạn tiêu hóa là hội chứng thường gặp và bất kỳ ai cũng có thể gặp. Nó không gây nguy hiểm như tiêu chảy hay một số bệnh khác ở đường tiêu hóa nhưng lại gây sự khó chịu, mệt mỏi cho người bị khiến ảnh hưởng đến cuộc sống, làm việc và học tập.

Hôi chứng này xảy ra do các cơ vòng ở hệ thống tiêu hóa co thắt không đều. Chị Nguyễn Thị Hà có con trai 3,5 tuổi nhưng suốt hơn 1 năm nay, bé thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa. Theo lời chị Hà, việc ăn uống của bé hàng ngày vẫn bình thường. Tuy nhiên, sau khi ăn bé có hiện tượng trớ nhiều và đầy bụng. “Kéo theo đó là tình trạng thiếu dinh dưỡng, tăng cân kém, đi khám dinh dưỡng tôi mới biết cháu bé bị bệnh rối loạn tiêu hóa. Nếu cứ để như thế mãi thì chắc chắn bé sẽ không hấp thu được những gì ăn vào cơ thể”, chị Hà nói.

roi-loan-tieu-hoa-dau-hieu-ban-can-biet-1

Trong khi đó, chị Thu Thùy (Nhân viên văn phòng) kể, tình hình rối loạn tiêu hóa của chị thường xuất hiện. Đặc biệt, khi thức khuya, lo lắng hoặc suy nghĩ nhiều thì tình trạng này càng nặng hơn. Theo lời chị Thùy, triệu chứng khiến chị khó chịu nhất là hiện tượng đại tiện thay đổi nhiều, lúc rắn hoặc lúc lỏng gây nhiều bất tiện. Thêm vào đó, hiện tượng ợ hơi gần như suốt cả ngày, làm cho chị bất tiện lúc làm việc lẫn lúc ăn uống kể cả đi ngủ.

“Tôi còn thấy triệu chứng sình bụng, đó là kiểu bụng cứ phồng lên cả ngày. Gõ nhẹ còn nghe bồm bộp như ứ hơi bên trong. Bụng ì ạch, ăn kém, người mệt mỏi, đi khám mới biết là rối loạn tiêu hóa”, chị Thùy kể thêm.

Bác sĩ Hải Anh (Chuyên khoa Tiêu hóa) cho hay, chứng rối loạn tiêu hóa có thể gặp bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, vào những thời điểm như lễ, Tết, kỳ nghỉ, ăn uống không được cẩn thận hoặc ăn uống quá nhiều chất béo, đồ ngọt sẽ làm tăng nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa. Khi quá nhiều đồ ăn vào cơ thể như vậy, sẽ không tiêu hóa kịp khiến cho thức ăn bị ùn ứ lại dẫn đến  Nguyên nhân của rối loạn tiêu hóa được cho là sự bài tiết setoronin, hay việc sinh ra nhiều khí methan trong ruột và liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống.

Mặt khác, chế độ ăn uống nhiều chất béo nhưng ít ăn chất xơ, hoa quả tươi cũng có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Kháng sinh giúp điều trị bệnh nhanh khỏi nhưng măt hại của kháng sinh cũng không phải là ít. Kháng sinh có thể làm cho cơ thể bị ảnh hưởng đặc biệt dùng kháng sinh trong thời gian dài khiến các vi khuẩn đường ruột bị đảo lộn.

Dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa

Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Hải Anh cho hay, triệu chứng của rối loạn tiêu hóa có thay đổi về đại tiện, đau bụng và đầy hơi. Trong đó, dấu hiệu rõ ràng nhất là đau bụng, có thể đau nhẹ suốt cả ngày hoặc đau quặn từng cơn, đau bên trái hoặc đau bất cứ vị trí nào hoặc có lúc đau không xác định được vị trí đau.

ự thay đổi về đại tiện là thay đổi về thời gian đi đại tiện, số lần. Khi đi đại tiện có lúc phân lỏng, có lúc phân rắn. Phân lỏng hoặc rắn có thể thay đổi liên tục, khiến bạn khó chịu.

Còn với dấu hiệu đầy hơi, bạn có thể nhận thấy bằng mắt thường, bụng ì ạch. Sờ lên bụng căng phồng, ợ hơi nhiều lần hoặc đánh rắm liên tục.

Mặc dù, không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng nếu gặp các triệu chứng, dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa cần phải đi khám gấp. Bởi hệ tiêu hóa là nơi tiếp nhân thức ăn, tiêu hóa thức ăn để chuyển hóa dinh dưỡng cung cấp cho hoạt động của cơ thể.

Cách chữa rối loạn tiêu hóa

Cũng như các căn bệnh khác, điều quan trọng là người bệnh nên đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám nhằm xác định được tình trạng bệnh hoặc giúp phân biệt với các căn bệnh khác.

Ngoài ra, nếu triệu chứng kèm rối loạn tiêu hóa không bị sốt cao hoặc máu lẫn trong phân có thể mua thuốc qua tư vấn của dược sĩ. Còn nếu có triệu chứng sốt cao, thậm chí co giật thì phải đưa đến cơ sở y tế để được thăm khám. Tuyệt đối không được tự tiện mua thuốc uống hoặc tự chữa tại nhà có thể nguy hiểm tính mạng.

Nếu không có chỉ định của bác sĩ không sử dụng kháng sinh liều cao. điều này sẽ gây ảnh hưởng đến đường ruột. Nếu dùng kháng sinh liều cao dẫn đến phân càng lỏng khó thải các chất độc hại ra ngoài cơ thể.

Trong khi bi rối loạn tiêu hóa, không ăn các đồ ăn có chứa nhiều chất béo, các đồ ăn gây đầy bụng như hành tây, cần tây, mận… Ăn nhiều rau, bổ sung trái cây, các đồ ăn dễ tiêu hóa để hỗ trợ hệ tiêu hóa.

Diệu Quỳnh
(Theo Congluan.vn

 

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.