Trong một công bố (ngày 29/9) Tổ chức bảo tồn động vật thế giới cho biết, loài rùa biển đang sinh sống trong khu vực biển thuộc các nước như Ấn Độ, Bangladesh, Sri Lanka đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao.
>>>Rùa đẻ trứng “kháng nhiệt”
>>> Bắt được rùa lạ, nghi là loài rùa biển cực kỳ quý hiếm
Cụ thể, có khoảng 11 loài rùa biển trên toàn thế giới đang đứng trước mối hiểm họa tuyệt chủng, trong đó có 5 loài đang sinh sống vùng biển thuộc khu đặc quyền kinh tế của Ấn Độ, Bangladesh và Sri Lanka.
Với sự tham gia của hơn 30 nhà sinh học biển đến từ các quốc gia và các vùng lãnh thổ trên thế giới, đây là lần đầu tiên các nhà khoa học, các nhà sinh học biển tiến hành nghiên cứu, xác định mối đe dọa nghiêm trọng đến sự tuyệt chủng của một số loài rùa biển.
Báo cáo cho biết, số lượng một số loài rùa biển đang sinh sống trong vùng biển thuộc các quốc gia như Nhật Bản, Myanmar, Philippines, Malaysia và Indonesia, đang bị đe dọa nghiêm trọng. Hiện nay chỉ còn một số quần thể loài rùa biển được cho là khỏe mạnh hiện đang sinh sống trong các vùng biển thuộc Nam Thái Bình Dương và Nam Mỹ.
Nghiên cứu cho thấy nguy cơ tuyệt chủng của loài rùa biển có liên quan đến hoạt động của con người. Người dân sinh sống dọc các bờ biển chiếm hết diện tích sinh sống của chúng, dẫn đến diện tích sinh sống và sinh sản của chúng ngày bị thu hẹp lại, hoạt động của các tàu thuyền cũng là một nguyên nhân gây nên những vết thương trên thân mình chúng. Đặc biệt hơn tại một số nơi còn trực tiếp tiêu thụ thịt rùa và thậm chí trứng rùa cũng là món khoái khẩu của những du khách thập phương.
Ngoài ra, sự biến đổi khí hậu môi trường trên toàn cầu cũng là nguyên nhân đe dọa sự sống còn của rùa biển.
Theo Đất Việt