Đàm phán là kĩ năng cơ bản mà mọi doanh nhân cần lĩnh hội, tuy nhiên mắc một số lỗi trầm trọng sẽ biến họ trở thành nhà đàm phán kém trong mắt đối tác. Dưới đây là 3 sai lầm tệ hại nhất mà các doanh nhân trẻ hay gặp phải trong quá trình đàm phán và cách hạn chế mắc những sai lầm này:
Quá tham lam
Cuộc đàm phán sẽ không đi đến kết quả như mong đợi nếu một trong hai bên luôn cố lấn át đối phương nhằm đạt được mục đích của mình. Việc đặt cảm xúc cá nhân vào công việc sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng đánh giá giá trị sản phẩm cũng như cách tham gia đàm phán, vô hình chung tạo ra hiện tượng “tham lam” trong lập luận.
Cách duy nhất để ngăn ngừa lỗi đàm phán này không gì khác chính là rèn luyện khả năng tự nhận thức và tính khiêm tốn. Việc gạt bỏ cảm xúc cá nhân trong công việc trên thực tế là bất khả thi, tuy nhiên việc kiểm soát cảm xúc lại không nằm ngoài tầm tay. Khả năng tự nhận thức và tính khiêm tốn rất cần thiết cho các doanh nhân trẻ để có thể thực hiện đàm phán thành công theo ý muốn.
Bối rối trong việc xác định loại hình đàm phán
Có hai hình thức đàm phán chủ yếu mà các nhà lãnh đạo cũng như doanh nhân thường gặp.
Hình thức thứ nhất mang tên “đàm phán tài sản”, trong đó việc chọn ra bên sở hữu tài sản nắm vai trò chủ chốt của cuộc đàm phán. Trong trường hợp này, bên bán sẽ muốn tăng giá sản phẩm lên mức cao nhất và không thực sự quan tâm về tác động dài hạn của thoả thuận, vì sau khi kết thúc đàm phán khả năng hai bên còn làm việc với nhau là khá thấp. Các nhà đàm phán thường được khuyến khích xem tình hình như một trò chơi tổng bằng không trong đó sẽ có kẻ thắng người thua, vì vậy họ có xu hướng lất át đối tác để dành lợi về phía mình nhiều hơn.
Hình thức thứ hai phức tạp hơn rất nhiều khi hai bên đối tác cần phải thiết lập và gìn giữ mối quan hệ hợp tác kể cả sau khi đàm phán kết thúc. Điều quan trọng cần ghi nhớ khi thực hiện đàm phán dưới hình thức này là những giá trị vô hình như độ tín dụng và sự tôn trọng sẽ được đánh giá cao. Ngoài ra, những giá trị này phải được tính đến trong chiến lược đàm phán và bảo vệ bằng mọi giá.
Đánh cược quá lớn
Khi bạn chơi cứng rắn với người khác, bạn phải luôn nhận thức được rằng đối tác có thể bỏ đàm phán bất cứ lúc nào. Các mối quan hệ chiến lược luôn cần có những mánh khoé mang tính quyết định hòng tránh những chi phí và tổn thất có thể xảy ra nếu đàm phán không thành công. Tuy nhiên, trong hầu hết các cuộc đàm phán đôi lúc tổn thất lại có lợi hơn kết quả không công bằng. Một doanh nhân giỏi phải biết kìm hãm mong muốn đánh cược lớn nếu không muốn đối mặt với nguy cơ trắng tay.
Khi nói đến việc đàm phán, bản thân các doanh nhân thường là kẻ thù tồi tệ nhất của chính mình. Những sai lầm do cảm tính cá nhân khiến họ gặp nhiều khó khăn hơn dự tính. Hãy nhớ rằng các cuộc đàm phán thành công đòi hỏi ba điều. Đầu tiên, đó chỉ đơn giản là không có chỗ cho hành vi tham lam. Thứ hai, cả hai bên phải nhận ra bản chất của các cuộc đàm phán -nếu hai bên cần hợp tác lâu dài, việc sử dụng trò chơi tổng bằng không sẽ không thích hợp. Cuối cùng, nên duy trì quan điểm và không từ bỏ một số lợi ích nhất định nhằm tránh kết cục tệ nhất: Mất tất cả mọi thứ.
Nguồn: Theo VOV
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.