Đó là sáng kiến về một hệ thống vệ tinh giám sát hoạt động địa chấn từ không gian, nhằm dự báo khả năng xảy ra động đất, núi lửa một cách chuẩn xác hơn. Sáng kiến này nằm trong dự án vệ tinh TwinSat, bao gồm hai giai đoạn do nhóm các nhà khoa học Anh và Nga phối hợp thực hiện.
>>>Sắp có hệ thống định vị cho phi thuyền
Trong giai đoạn đầu, người ta sẽ tiến hành phóng hai vệ tinh thử nghiệm có thời hạn hoạt động 2 năm – vệ tinh siêu nhỏ TwinSat-1M và vệ tinh nano TwinSat-1N – vào quỹ đạo tầm thấp (LEO) cách Trái đất khoảng 400km.
Hệ thống vệ tinh làm nhiệm vụ quan sát, dò tìm những nhiễu loạn địa chấn
Cùng với việc quan sát từ vệ tinh, nhóm còn kết hợp các trạm quan sát dưới mặt đất để sớm phát hiện ra những dấu hiệu báo trước nguy cơ động đất, nhất là ở khu vực Iceland và bán đảo Kamchatka thuộc miền Viễn Đông nước Nga.
Tiếp theo là giai đoạn phát triển và triển khai một hệ thống thực hành dò tìm, giám sát các điềm báo động đất. Hệ thống này nhiều khả năng sẽ huy động đến một chòm sao vệ tinh gồm gần 15 tàu vũ trụ, phòng thí nghiệm không gian, mạng lưới các trạm địa vật lý ở các khu vực địa chấn và cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh dưới mặt đất giúp nó vận hành và thực hiện tốt chức năng cảnh báo sớm.
Trong bối cảnh các phương pháp dự báo động đất hiện hành vẫn chưa đem lại cho con người những cảnh báo chính xác, thực sự đáng tin cậy về nguy cơ xảy ra động đất, nếu dự án thành công và đi vào thực tiễn sẽ có giá trị vô cùng lớn, thậm chí hơn gấp nhiều lần so với khoản chi phí bỏ ra để triển khai.
Dự án TwinSat sẽ chính thức được tiến hành vào năm 2015, do Giáo sư Vitaly Chmyrev thuộc Viện Vật lý Trái đất (IPE) – Nga và Giáo sư Alan Smith thuộc Phòng thí nghiệm Khoa học Không gian Mullard trực thuộc Đại học Lon Don (UCL) – Anh dẫn đầu.
Theo Thiên Nhiên