Sắp có một “Hệ mặt trời” nhỏ!

Sắp có một

Các nhà thiên văn học vừa phát hiện điều mà họ tin là sắp có sự ra đời của Hệ mặt trời nhỏ nhất: từ các quan sát thiên văn từ mặt đất cũng như từ các kính thiên văn vũ trụ, họ đã khám phá một quầng màu nâu, nhỏ hơn 1% khối lượng mặt trời, được bao quanh bởi một đĩa bụi và khí.

Kevin Luhman thuộc Trường ĐH bang Pennsylvania, người dẫn đầu nhóm các nhà khoa học đã công bố khám phá trên cho biết quầng màu nâu nhỏ này, được xác định cách chòm sao Chamaeleon 500 năm ánh sáng, đang trong quá trình hình thành một hành tinh, và có thể một ngày nào đó tạo thành một hệ mặt trời.

Trong một thời gian dài, nhiều người tin rằng Hệ mặt trời của chúng ta hình thành khi một đám mây bụi và khí khổng lồ sụp đổ để hình thành mặt trời và các hành tinh cách đây khoảng 4,5 tỷ năm. Phát hiện mới này được ghi nhận với các thuộc tính của sự hình thành hành tinh. Nếu đĩa bụi này hình thành hành tinh, sẽ có một hệ mặt trời mới hình thành với kích thước nhỏ hơn khoảng 100 lần so với Hệ mặt trời của chúng ta.

Quầng màu nâu này lớn hơn một hành tinh nhưng nhỏ hơn một ngôi sao, được cho là các khối khí bị vỡ ra đã tập hợp lại đủ tạo thành một ngôi sao sáng. Nó được ghi nhận nhờ kính viễn vọng không gian Spitzer và Hubble của NASA cũng như từ các quan sát mặt đất.

T.VY

 

Theo Tuổi Trẻ