Sinh vật nghìn chân tái xuất

Sinh vật nghìn chân tái xuất

Một loài sinh vật vô cùng hiếm có tới 1.000 cái chân đã xuất hiện lần đầu tiên trong vòng 80 năm.

Loài vật mang tên Illacme plenipes đã không còn được nhìn thấy từ khi được phát hiện lần đầu tại một khu vực ở California, Mỹ, năm 1926.

Sinh vật nghìn chân tái xuất
Nguồn: Emporia

Nhưng Paul Marek và giáo sư Jason Bond tại Đại học East Carolina ở Greenville, North Carolina, mới phát hiện thấy 12 con vật dài như sợi chỉ này có chiều dài 33 mm.

Nó có số chân nhiều nhất trên hành tinh này. Và nó cũng là loài vô cùng hiếm mà mất dạng trong 80 năm“, Marek phát biểu.

Một trong những đặc điểm kỳ lạ khác của con vật là nó chỉ sống ở những vùng cây ẩm thấp có diện tích chưa tới 1 km2 ở hạt San Benito, California.

Marek và Bond tìm thấy 4 con đực, 3 con cái và 5 con non. Những con cái có tới 666 chân, ít hơn một chút so với con nắm kỷ lục. Con đực có 318 đến 402 chân. Tên của con vật có nghĩa là 1.000 chân, trong khi số chân tối đa được biết tới là 750.

M.T.

 

Theo Reuters, VnExpress