Số lượng “vùng chết” dưới biển ngày càng nhiều

Số lượng

Theo một báo cáo gần đây, số lượng các vùng chết trên đại dương đang gia tăng do hiện tượng nóng lên đột ngột của đại dương.

Tảo cát làm xuất hiện nhiều vùng chết trên biển?

Trên đại dương mênh mông có những vùng gọi là vùng chết. Đây là những vùng có nồng độ oxy thấp đến nỗi khó tồn tại sự sống ở những khu vực này.

Theo một nghiên cứu mới đây của Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ, hiện tượng “nóng lên đột ngột của đại dươnglà một trong những nguyên nhân hàng đầu hình thành lên những vùng chết trên biển.

Các nhà khoa học ghi nhận hiện tượng nóng lên xảy ra cách đây khoảng thời gian 14.700 – 11.500 năm trước ở vùng biển Bắc Thái Bình Dương. Hiện tượng này dấy lên những lo ngại về sự mở rộng mạnh mẽ của các vùng chết trên biển trong tương lai.


Khi đại dương ấm lên đột ngột sẽ xuất hiện nhiều vùng chết hơn.

Theo báo cáo của tạp chí Nature, các giai đoạn khi đại dương ấm lên đột ngột đã thúc đẩy sự xuất hiện của các vùng chết vào cuối kỷ băng hà.

Những vùng chết thường được gọi là những “Vùng thiếu oxy nhất”.Nhiều nhà nghiên cứu đã tranh luận gay gắt về nguyên nhân mở rộng của các vùng chết. Tuy nhiên, họ phát hiện thấy mối liên kết rõ ràng giữa hai thời kỳ nóng lên đột ngột của đại dương và sự hình thành của các vùng chết.

Giám đốc chương trình tại Phòng khoa học Đại dương trực thuộc Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ nói: “Các kết quả của chúng tôi cho thấy mối liên hệ giữa hiện tượng ấm lên của đại dương và các vùng chết ở những nơi có độ sâu lớn. Những phát hiện này tiết lộ sự mở rộng của các vùng chết đang tăng lên khá nhanh”.

Nhưng nước ấm lên không chỉ là nguyên nhân chính làm mở rộng vùng chết, mặc dù chúng có thể làm giảm nồng độ oxy có trong nước. Nguyên nhân cốt yếu nằm phần lớn ở loài tảo cát. Sự xuất hiện nở rộ và lan tràn của loại tảo này đã dẫn tới suy giảm nghiêm trọng nồng độ oxy.


Nguyên nhân cốt yếu làm mở rộng vùng chết nằm phần lớn ở loài tảo cát.

Người dẫn đầu nghiên cứu, Summer Praetorius cho biết: “Nghiên cứu nhận thấy một liên kết mạnh mẽ giữa hiện tượng đại dương nóng lên, tình trạng suy giảm oxy và sự sản sinh của loài tảo cát”.

Tảo cát hay tảo silic là một nhóm tảo chính, và là một trong những loại phytoplankton phổ biến nhất. Hầu hết tảo cát là sinh vật đơn bào. Nhưng chúng có thể tồn tại thành cụm ở dạng các sợi mảnh, quạt, zic-zắc, hay hình sao. Tảo có dạng vỏ lớn, phát triển mạnh trong môi trường nước ấm. Nhưng loài thực vật này cũng đòi hỏi nguồn dinh dưỡng và sắt mới có thể sinh trưởng.

Các vùng biển Bắc Thái Bình Dương vốn nổi tiếng vì nhiều chất dinh dưỡng như nitrate và phosphate nhưng lại thiếu sắt trầm trọng. Vì lẽ đó, loài tảo cát mặc tuy sinh trưởng mạnh nhưng chết cũng rất nhanh, chìm xuống đáy biển và làm suy giảm lượng oxy trong nước, biến vùng nước đó trở thành một vùng chết với các loài sinh vật khác.

Qua nghiên cứu, vấn đề chính đặt ra cho các nhà khoa học là tại sao những thay đổi trên có thể diễn ra một cách nhanh chóng đến như vậy? Tác động của biến đổi khí hậu được giả định diễn biến chậm và có thể dự đoán được. Nhưng nghiên cứu này cho rằng những giả định trên có thể sai bất cứ lúc nào.


Vùng chết được ví như một con quỷ dữ trên biển khơi. 

Như đồng tác giả nghiên cứu, Alan Mix đã nói: “Nghiên cứu chỉ ra rằng, hậu quả do biến đổi khí hậu tác động lên sinh thái biển có thể lớn vô cùng và xảy ra rất nhanh, khó có thể cảnh báo kịp thời”.

Vùng chết được ví như một con quỷ dữ trên biển khơi. Thế giới hiện có khoảng 400 vùng chết, bao gồm khoảng 1% diện tích của thềm lục địa. Tuy nhiên, con số ước tính có thể lên tới 1.000 vùng chết. Một điều đáng chú ý là con người tiêu thụ rất nhiều các loài hải sản. Nếu số vùng chết ngày càng gia tăng, thì sẽ có nguy cơ bị thiếu hụt nguồn thức ăn trên cho nhân loại trong nhiều năm tới.

Điều quan trọng nhất là 94% các vùng chết hiện nay được xác định sẽ là những vùng chịu tác động lớn nếu nhiệt độ Trái Đất gia tăng thêm 2 độ C vào cuối thế kỷ này.

 

Theo vnreview