Sự hình thành sương mù

Có người cho rằng, hạt sương là từ trên trời rơi xuống, điều này không đúng. Giọt sương được hình thành từ khoảng không gian gần mặt đất.

Ban ngày, khi ánh nắng mặt trời chiếu  lên mặt sông hồ, nước sẽ hấp thu và dự trữ nhiệt năng, khi đêm xuống, nước sông hồ sẽ từ từ phóng thích nhiệt lượng, vì vậy lớp không khí gần mặt nước tương đối ấm áp. Nhưng nhiệt độ trên mặt đất hạ xuống rất nhanh nên khi thời điểm bình minh hay vào buổi sáng, nhiệt độ trên mặt nước và nhiệt độ trên mặt đất có sự khác biệt rõ rệt. Khi luồng không khí lạnh trên mặt đất ùa xuống mặt nước sẽ làm lạnh lớp không khí vừa ấm áp vừa có hàm lượng hơi nước cao trên mặt hồ, khiến nó ngưng tụ thành từng khối có hạt nước nhỏ li ti, và đó chính là sương. Việc hình thành sương còn cần một điều kiện khá quan trọng, đó là trời phải lặng gió, nếu không, sương sẽ không tụ lại được thành khối.

Hạt sương thường xuất hiện nhiều nhất vào mù thu, sáng sớm mùa thu khi thức dậy, trên những chiếc lá, trên cành cây, trên những cánh đồng và thậm chí trên những mạng nhện đều xuất hiện những hạt nước li ti lấp lánh bởi vào buổi tối mùa thu, nhiệt độ trên mặt đất nhanh chóng hạ thấp, đến nửa đêm nhiệt độ lại xuống càng thấp hơn.

Trong những ngày có gió và nhiều mây, thông thường không có những hạt sương xuất hiện. Vào những ngày có gió, lớp không khí trên và dưới giao lưu rất nhanh, hơi nước rất dễ lan rộng ra nên khó ngưng kết thành hạt; còn những ngày có nhiều mây thì những dám mây dày đặc bao phủ cả bầu trời, nhiệt lượng trên mặt đất không thoát lên được, nhiệt độ hạ xuống không đáng kể nên cũng không thể tạo thành hạt sương

 

Theo HT sưu tầm