Từ xa xưa, nhiều người cho rằng, phù thủy là có thật và sự tồn tại của họ sẽ luôn làm hại đến cuộc sống của con người. Nhưng bên cạnh đó, có khá nhiều câu chuyện thú vị liên quan đến thế giới phù thủy xưa kia. Cùng điểm lại một vài sự thật về phù thủy mà có lẽ nhiều người trong chúng ta chưa biết qua bài viết dưới đây.
1. Hầu hết phù thủy không bị thiêu trên cột
Khi nói về cuộc hành quyết các phù thủy, hẳn nhiều người trong chúng ta sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh một người phạm tội bị trói buộc trên giàn thiêu và xung quanh là đám đông xì xào bàn tán cùng cái nhìn giận dữ.
Sự thật là phù thủy thường bị hành quyết bằng cách treo cổ chứ không phải thiêu sống.
Nhưng sự thật, những người bị buộc tội là phù thủy không bị hành quyết bằng phương pháp thiêu mà họ thường bị treo cổ. Trong phiên tòa xét xử phù thủy vào năm 1692, không ai bị kết án “chết cháy” mà hầu hết họ được tuyên án xử tội treo cổ.
Một phương pháp khác được áp dụng để xử tội phù thủy trong phiên tòa xét xử này đó là “ép” họ tới chết bằng những tảng đá lớn. Nạn nhân của cách hành quyết đó là Giles Corey. Mặc dù ông phản bác lại tội trạng sử dụng yêu thuật nhưng tòa án đã ép ông phải nhận tội.
Quá trình “ép nhận tội” này được thực hiện một cách khá bài bản. Họ đặt lên người ông một tấm gỗ to sau đó đặt đá lên.
Quá trình “ép nhận tội” này được thực hiện một cách khá bài bản. Họ đặt lên người ông một tấm gỗ to sau đó đặt đá lên. Số lượng đá sẽ tăng dần nếu ông còn ngoan cố không chịu nhận tội. Và ông đã chết sau khi cố gắng cầm cự và chịu đau đớn trong 2 ngày.
2. Không phải phù thủy nào cũng là người xấu
Chúng ta thường cho rằng, hình ảnh phổ biến của một phù thủy đó là: một người phụ nữ già xấu xí với mụn cơm trên mặt, cưỡi chổi và khoác trên mình chiếc áo choàng đen cùng chiếc nón chóp nhọn.
Hình ảnh thường thấy của phù thủy.
Tuy nhiên, những ai đã quen thuộc với “Những phù thủy xứ Oz” đều biết, bên cạnh phù thủy “xấu” cũng có phù thủy “tốt”. Trong lịch sử, phù thủy tốt (hay phù thủy trắng) là những người có lòng tốt bụng, luôn đi cứu chữa bệnh cho mọi người chứ không phải như những mụ phù thủy chuyên gây rắc rối.
Phù thủy tốt (hay phù thủy trắng) là những người có lòng tốt bụng, luôn đi cứu chữa bệnh cho mọi người.
Nhưng trong biên niên sử Narnia, nhà văn C.S. Lewis đã đảo ngược quan điểm này khi ông tạo hình một phù thủy trắng nhưng lại có trái tim băng giá và độc ác.
3. Phù thủy không nhất thiết phải là nữ
Bắt nguồn từ việc trọng nam khinh nữ, nhiều người tin rằng, phụ nữ nhạy cảm hơn với nghệ thuật hắc ám và sự cám dỗ của ma quỷ nên nhiều khả năng trở thành phù thủy hơn. Trong chuỗi quy luật được viết bởi vua Wessex Alfred Đại đế vào năm 893 có quy định rằng, phù thủy là một phạm trù dành riêng cho nữ giới.
Tuy nhiên, sự thật là, không chỉ riêng nữ giới, cánh đàn ông cũng thực hiện nhiều phép thuật và họ được gọi bằng cái tên khác như là thầy pháp hoặc thuật sĩ.
Đàn ông cũng thực hiện nhiều phép thuật và họ được gọi bằng cái tên khác như là thầy pháp hoặc thuật sĩ.
Đã có vô số phụ nữ và nam giới bị bức hại bừa bãi vì bị cho là phù thủy trong suốt lịch sử. Trong các phiên tòa xét xử phù thủy tại Đức kéo dài từ năm 1581 – 1593, đã có tổng cộng 368 người đã bị hành quyết và dẫn đầu số nạn nhân đó là những người đàn ông.
Họ bao gồm rất nhiều thành phần như linh mục, thẩm phán, ủy viên hội đồng… “Những phù thủy” này bị kết án và hỏa thiêu với những lý do hết sức ngẫu nhiên chẳng hạn như đi lang thang một mình trong đêm, hay chỉ đơn giản hơn vừa đi vừa ngân nga bài hát nào đó.
4. Không bằng chứng xác thực nhưng bị kết luận là phù thủy
Hầu hết bằng chứng được đưa ra để cáo buộc người đó là “phù thủy” chỉ là những bóng ma.
Trong các phiên tòa xử phù thủy ở Salem, hầu hết bằng chứng được đưa ra để cáo buộc người đó là “phù thủy” chỉ là những bóng ma. Các nhân chứng kể lại rằng, họ thấy linh hồn của người bị kết tội xuất hiện trong giấc mơ của mình nhưng cơ thể của bị cáo lại ở một nơi khác. Lúc đó, phần “người” của phù thủy đó đang làm những điều ác.
Các dấu hiệu được cho là dấu ấn phù thủy chỉ là những vết thương nhỏ trên da hoặc dị tật bẩm sinh mà thôi.
Qua lời kể đó, phiên tòa sẽ nhận định, chính ma quỷ cùng tay sai của nó đã đưa lối linh hồn, điều khiển người đó đi lạc lối. Không chỉ vậy, một vài bằng chứng khác cũng được sử dụng để buộc tội, đó là những “dấu ấn phù thủy”trên cơ thể họ. Tuy nhiên, theo nghiên cứu hiện đại đã cho thấy, các dấu hiệu được nói đến khi đó chỉ là những vết thương nhỏ trên da hoặc dị tật bẩm sinh mà thôi.
5. Phù thủy không chỉ đội mũ nhọn
Hình ảnh rập khuôn thường được biết đến về phù thủy là đội mũ đen, nhọn, rộng vành.
Hình ảnh rập khuôn thường được biết đến về phù thủy là một bà già xấu xí đội chiếc mũ đen, cao, nhọn, rộng vành. Nhưng trên thực tế, đã có những giả thuyết, bằng chứng chỉ ra, phù thủy không chỉ đội những chiếc mũ nhọn hoắt như vậy.
Hình ảnh phù thủy hiện lên trong trang phục phù hợp với thời đại đó, bao gồm khăn trùm đầu và mũ kiểu khác nhau.
Một trong những bằng chứng đưa ra đó là ở những tranh khắc gỗ thời Trung cổ, hình ảnh phù thủy hiện lên trong trang phục phù hợp với thời đại đó, bao gồm khăn trùm đầu và mũ kiểu khác nhau. Nhiều phù thủy còn để đầu trần, với những lọn tóc bay trong gió.