Ceres là hành tinh lùn nhỏ nhất được biết trong hệ Mặt trời ẩn chứa nhiều sự thực gây sốc khiến các nhà thiên văn học say mê khám phá.
Những khám phá bất ngờ về hành tinh lùn Ceres
Sự thực gây sốc về sao lùn nhỏ nhất hệ Mặt trời khiến các nhà thiên văn học say mê khám phá. Ceres là tiểu hành tinh đầu tiên được phát hiện vào ngày 1/1/1801 bởi nhà thiên văn học Sicilian Giuseppe Piazzi. Ceres là hành tinh lùn duy nhất trong vành đai tiểu hành tinh chính ở khoảng giữa Sao Mộc và Sao Hỏa.
Ceres được đặt theo tên của nữ thần nông nghiệp La Mã – do chính nhà thiên văn học Sicilian Giuseppe Piazzi đặt.
Cuối năm 2014, đầu năm 2015, các nhà thiên văn phát hiện hai điểm sáng bất ngờ vào khoảng 19 độ vĩ bắc trên hành tinh Ceres, bên trong một miệng núi lửa. Chúng cho thấy có vật liệu phản chiếu ánh sáng trên hành tinh này (nước đá hoặc muối).
Gần đây, Đài thiên văn vũ trụ Herschel đã phát hiện hơi nước tỏa ra từ Ceres ở hai địa điểm. Các nhà khoa học cho biết đó có thể là kết quả của núi lửa đóng băng.
Chính hơi nước được phát hiện ở trên gợi ý về sự hiện diện của một đại dương bên dưới bề mặt trên hành tinh Ceres, có khả năng hỗ trợ sự sống của chúng ta.
Không giống như các thành viên khác trong vành đai tiểu hành tinh, Ceres khá tròn trịa, bởi nó đủ lớn để lực hấp dẫn tạo khuôn hình dạng thành quả cầu. Các nhà khoa học cũng tin rằng Ceres có thể có lõi đá, tiếp theo là một lớp băng, một ít nước ở dạng lỏng và lớp vỏ ngoài là bụi.
Các nhà khoa học dự đoán Ceres có bầu khí quyển của riêng nó. Chính vì vậy, tàu thám hiểm Dawn đã được chuyển hướng tới hành tinh này và có nhiệm vụ khám phá những bí mật mà hành tinh đang nắm giữ.
Theo Kiến Thức