Hiểu được mức độ nguy hiểm của suy thai đối, các bà mẹ không nên chủ quan và phải tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để có một thai kỳ khỏe mạnh và sinh con an toàn.
Trong thời kỳ mang thai, có thể mẹ sẽ được nghe nói ít nhiều về cụm từ suy thai. Hiểu nôm na, suy thai là vấn đề sức khỏe thai nhi xảy ra trong bào thai, có thể xảy ra trong thai kỳ hoặc trong lúc mẹ sinh con. Suy thai có thể do nhiều lý do khác nhau, do sức khỏe của người mẹ, các yếu tố môi trường và sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn phát triển. Bài viết này sẽ giúp bà bầu hiểu rõ hơn về suy thai, bao gồm các nguyên nhân chính, cách chẩn đoán suy thai, cách theo dõi suy thai và các biến chứng do suy thai.
Nguyên nhân gây suy thai
Sức khỏe của mẹ
Các bà mẹ bị huyết áp cao hoặc tiền sản giật khi mang thai có nhiều nguy cơ bị suy thai. Lý do là bởi vì huyết áp cao có thể ảnh hưởng đến chức năng của nhau thai bằng cách cản trở oxy và sự vận chuyển dinh dưỡng cho em bé. Ngoài ra, các vấn đề sức khỏe khác của mẹ như tiểu đường hay thiếu máu cũng cản trở sự phát triển của thai nhi và gia tăng nguy cơ suy thai.
Kích cỡ của em bé
Kích thước quá nhỏ hoặc quá lớn của thai nhi cũng có thể dẫn đến suy thai. Do đó, việc theo dõi cân nặng và sự phát triển của trẻ nhỏ trong suốt thai kỳ là vô cùng quan trọng. Đặc biệt, khi sinh con muộn quá 2 tuần so với dự kiến có thể dẫn đến tình trạng suy thai.
Lượng nước ối
Em bé được bảo vệ trong bọc nước ối, và khi lượng nước ối quá nhiều hoặc quá lỏng cũng có thể là một trong nguyên nhân chính dẫn đến suy thai.
Thiếu ôxy
Đây là nguyên nhân thường gặp nhất của suy thai. Do nhiều lý do khác nhau mà thai nhi nhận được ít ôxy từ người mẹ nên dẫn đến suy thai, ví dụ như thai nằm thấp, sức khỏe của người mẹ yếu hoặc các điều kiện y tế khác.
Nhiều thai
Trong trường hợp mẹ có thai đôi hoặc ba, các em bé cũng có nguy cơ bị suy thai nhiều hơn ở nhiều giai đoạn khác nhau của thai kỳ. Việc chăm sóc các trường hợp thai đôi hoặc thai ba do đó cần được cẩn trọng hơn.
Tuổi của mẹ
Tuổi tác và sức khỏe của mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của em bé trong bụng. Đó là lý do tại sao những phụ nữ được khuyến cáo không nên sinh con sau tuổi 35.
Cách chẩn đoán suy thai
Suy thai thực sự là một vấn đề nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tính mạng của em bé trong bụng. Thực hành chăm sóc và theo dõi sức khỏe được coi là việc làm quan trọng để ngăn ngừa suy thai trong thai kỳ và khi sinh. Có nhiều cách để dự đoán suy thai, trong đó có 2 cách được sử dụng nhiều nhất đó là dựa vào:
– Sự thiếu vận động của thai nhi hơn mức bình thường
– Phân su của trẻ lẫn vào nước ối khi sinh
Theo dõi suy thai
Trong trường hợp bạn nghi ngờ mình bị suy thai, hãy đi gặp bác sĩ và có chế độ theo dõi thai nhi thường xuyên để phòng ngừa biến chứng. Có 2 cách cơ bản được bác sĩ sử dụng để theo dõi suy thai bao gồm thiết bị theo dõi thai điện tử và dụng cụ theo dõi thai bằng tay để xác định nhịp tim của thai nhi. Thông thường, một em bé đủ tháng có nhịp tim từ 110 – 160/phút. Trong trường hợp nhịp tim của em bé trong bụng thấp hơn, trẻ có thể bị suy thai và gặp nguy hiểm trong quá trình sinh.
Biến chứng do suy thai
Biến chứng lớn nhất suy thai gây ra là tử vong. Ngoài ra, các biến chứng khác bao gồm kích thích mô phổi dẫn đến nhiễm khuẩn đường hô hấp. Hiểu được mức độ nguy hiểm của suy thai đối với em bé, các bà mẹ không nên chủ quan và phải tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để có một thai kỳ khỏe mạnh và sinh con an toàn.
Nguyễn Mai – Nguồn: THS
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.