Béo phì là hiện tượng cơ thể bị thừa quá nhiều năng lượng gây nên tình trạng tích lũy mỡ bên trong cơ thể quá mức cho phép.
Những người bị béo phì thường có nguy cơ mắc các bệnh sau:
– Các bệnh về tim như suy tim, tim bị mỡ, gây tắc nghẽn động mạch do bị mỡ bao bọc và chèn ép làm cho máu không lưu thông được.
– Bệnh tiểu đường: làm tăng lượng cholesterol dẫn đến tình trạng suy giảm hoặc đề kháng lại các hóc môn insulin làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
– Huyết áp cao, đột quỵ : do chế độ ăn uống không khoa học, lười tập luyện dẫn đến làm gia tăng lượng mỡ có trong cơ thể, tăng lượng cholesterol và thay đổi lượng hóc môn trong cơ thể.
– Gan nhiễm mỡ là do mỡ tích tụ trong gan làm giảm khả năng thanh lọc các chất độc trong cơ thể
– Máu nhiễm mỡ là do lượng mỡ quá cao, gây chèn ép, suy giảm hệ miễn dịch và làm suy giảm các tế bào máu
– Gây vô sinh hoặc làm giảm chức năng sinh sản: người mắc bệnh béo phì thường dễ xảy ra hiện tượng mất kinh nguyệt trong thời gian dài, hóc môn nam tăng trưởng mạnh, dễ mắc bệnh u đa nang buồng trứng, khó có thai…
– Hệ hô hấp bị suy giảm do việc lưu thông không khí trở nên khó khăn, gây thiếu oxy, gây ra hiện tượng mất ngủ…Những người có vòng bụng quá to hay cổ to dễ có nguy cơ ngừng thở trong khi ngủ.
– Mắc các bệnh về xương: Do xương phải tạo một lực để nâng đỡ cơ thể quá nặng dẫn đến dễ bị đau nhức do các khớp hết chất nhờn, gây đau mỏi lưng, gối, làm cho quá trình lão hóa của xương diễn ra nhanh hơn. Chưa kể nếu ít vận động thì nguy cơ mắc bệnh về xương còn cao hơn bình thường.
– Rối loạn hệ tiêu hóa: Người béo phì dễ mắc bệnh đường ruột như tiêu chảy, táo bón, viêm túi mật… do tình trạng lượng đường – glucose trong máu ít được tiêu thụ, gây rối loạn việc chuyển hóa chất lipit trong máu…
– Làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy giảm trí nhớ Alzheimer.
– Ung thư: Nguy cơ mắc bệnh ung thư luôn cao hơn người bình thường
– Phụ nữ đang mang thai sẽ có nguy cơ tử vong, thai nhi có thể chết lưu, sinh non, tử vong sau khi sinh…
Riêng đối với trẻ em, bệnh béo phì ngày càng cao do thường xuyên ăn nhiều thức ăn nhanh, sử dụng thức uống có gas…Sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao gấp nhiều lần so với người bình thường khi trưởng thành. Các bệnh mà trẻ em có nguy cơ mắc phải như: sỏi mật, cao huyết áp, tiểu đường…
Với những nguy cơ tiềm ẩn gây nghiêm trọng tới sức khỏe nên mỗi người nên chú ý điều chỉnh lại thói quen của mình như: tăng cường tập luyện, có chế độ ăn phù hợp (ăn nhiều rau, cá hạn chế ăn thịt, kiêng nước ngọt…), thường xuyên theo dõi cân nặng và đi khám tổng quát sáu tháng một lần để phòng chống béo phì.
Hiền Nguyễn
(Theo Congluan.vn)
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.