Tác hại nguy hiểm khi ăn phải mít tiêm thuốc ép chín

Tác hại nguy hiểm khi ăn phải mít tiêm thuốc ép chín

Mít tiêm thuốc ép chín vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe của người tiêu dùng. Những trái mít xanh sau khi tiêm thuốc, chỉ sau một đêm đã chín vàng đều.

  • 1

    Thuốc thúc chín đổ trực tiếp vào trong trái mít

    Hiện nay, dọc khắp các con đường, đâu đâu cũng thấy người bán mít, mít được bán quanh năm và càng vào mùa thì người bán lại càng nhiều. Dù mít đang vào mùa, nhưng để nhanh có mít chín, thương lái thu mua vội vã mít còn xanh và non từ nhiều nơi về, sau đó tẩm thuốc thúc chín vào để ép mít chín nhanh rồi đi tiêu thụ ở các chợ.

    Thuốc thúc chín mít được pha loãng, rồi ngâm cuống hoặc phun vào vỏ quả mít, chỉ sau 2 – 3 là mít chín. Nhưng để rút ngắn thời gian, nhiều người đã dùng cách tiêm thẳng thuốc cô đặc vào trong trái mít hoặc nhỏ trực tiếp lên cuống mít. Chỉ sau 1 đêm, tất cả các múi mít đều chín đều, tỏa mùi thơm vô cùng hấp dẫn.

    Không chỉ tránh ăn mít bị tiêm thuốc, bạn cũng cần lưu ý:

    >> Những thời điểm bạn cần tuyệt đối nên tránh khi ăn mít

    Tác hại nguy hiểm khi ăn phải mít tiêm thuốc ép chín

    Mít tiêm thuốc thúc chín để nhanh được thu hoạch

  • 2

    Thuốc thúc chín mít có thể gây ngộ độc, tổn thương gan, thận

    Loại thuốc được dùng để thúc chín mít là một loại hóa chất dạng nước, có nguồn gốc từ Trung Quốc, gọi là Ethrel. Đây là loại hóa chất thường dùng để kích thích mủ cây cao su và vô cùng độc hại với sức khỏe con người.

    Hóa chất ethrel không bán ngoài thị trường mà do dân buôn hoa quả mua qua mối quen ở chợ biên giới từ Trung Quốc chuyển về, thường có giá 4.000 đồng/2 lọ, mỗi lọ 2ml. Chỉ cần tiêm nửa lọ thuốc này vào phần cuống không cần biết mít non hay già, chỉ sau 1 – 2 ngày sẽ chín đều. Thậm chí, để rút ngắn thời gian, nhiều người không ngần ngại tiêm thẳng thuốc vào bên trong quả mít và chỉ sau 1 đêm đã có mít chín ngon.

    Hóa chất ethrel thực chất là tên thương mại của hoạt chất ethephon, là chất tổng hợp có tên 2-Cloethylen phosphoric axit dạng lỏng có màu từ không màu đến hổ phách nhẹ. Nó được ổn định dạng axit và bị phá hủy khi độ pH lớn hơn 3,5.

    Khi gặp nước, ethephon chuyển thành etylen – một hoocmon thực vật giữ vai trò chính trong quá trình chín và quá trình già hóa của cây trồng và nông sản, nên khi phun vào cây, quả, ethephon xâm nhập vào tế bào, bị nước có trong tế bào phân hủy thành etylen.

    Ở nhiều nước trên thế giới, chất này đã bị cấm sử dụng trong việc bảo quản trái cây. Hành vi bơm trực tiếp ethrel vào trái cây có thể gây tồn dư cục bộ ethrel tại một vài nơi nhất định trong trái cây, dễ gây ngộ độc cho người ăn.

    Chất này còn gây kích ứng mắt khiến mắt xót, đỏ, tác động trực tiếp lên da gây ăn mòn, sưng tấy và đỏ da. Khi bị ngộ độc ethephon, nạn nhân thấy khát nước, khó nuốt, cảm thấy yếu, ói mửa đôi khi có máu, cảm giác ngứa ngáy ở miệng, cổ họng hay mũi; cảm giác cháy rát da và có thể làm hỏng mắt vĩnh viễn.

    Đặc biệt nguy hiểm, ethrel tác dụng với thành phần nitơrat trong quả sẽ tạo ra chất etylenglycol dinitrat, một chất rất độc cho người sử dụng.

    Nếu thường xuyên ăn phải hoa quả có tiêm loại thuốc này, sẽ gây tích tụ ethrel, làm tổn thương gan, thận và gây ra các căn bệnh nguy hiểm.

    Tác hại nguy hiểm khi ăn phải mít tiêm thuốc ép chín

    Thuốc Trung Quốc được dùng để thúc chín mít

  • 3

    Cách phân biệt mít chín tự nhiên và mít chín do tiêm thuốc

    Nếu chỉ bằng mắt thường, khi nhìn vào múi mít sẽ rất khó phân biệt mít nào chín tự nhiên, mít nào bị chín ép bằng thuốc. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ bạn sẽ nhận thấy như sau:

    – Nhìn bên ngoài, quả mít chín tự nhiên phần gai sẽ có màu nâu sẫm, gai thưa hơn, không nhọn và sờ tay thấy có độ lún mềm, vỗ cảm giác “bịch bịch”. Còn mít chín ép, phần gai mít dày, nhọn, vỏ còn hơi xanh, khi vỗ cảm giác tiếng đanh hơn như khi còn xanh. Ngoài ra, những quả mít bị khoét 1 lỗ nhỏ trên quả thì dễ bị tiêm thuốc. Bởi khi tiêm thuốc thẳng vào trong quả, người ta phải khoét 1 lỗ nhỏ để đưa ống thuốc vào trong.

    – Khi bổ quả mít ra, nếm thử múi nếu là mít chín ép sẽ hơi sượng ở bên ngoài, hoặc có quả tiêm thuốc quá tay thì dù phần vỏ vẫn đẹp nhưng bên trong lại chín nhũn và nấu. 

    Bạn có thể tham khảo về mít:

    >> Bí quyết chọn mít ngon, dai giòn, ít xơ nhiều múi

    >> 8 lợi ích sức khỏe không ngờ của trái mít