Tranh của Picasso khiến cho nhiều người không am hiểu hội họa cảm thấy khó hiểu, thế nhưng chúng lại có giá đắt bậc nhất thế giới. Lý do là gì?
Cùng với tranh của Van Gogh, tranh của Picasso trở thành những bức họa đắt giá nhất thế giới.
Điều đáng nói là đối với nhiều người tranh của ông có vẻ như “không đẹp” đến mức có thể lên giá trị cao như vậy. Hãy cùng khám phá lý do khiến những bức họa khó hiểu này đắt giá như vậy.
Đôi nét về Pablo Picasso
Picasso được coi là một trong những nghệ sĩ nổi bật nhất của thế kỷ 20, ông cùng với Georges Braque là hai người sáng lập trường phái lập thể trong hội họa và điêu khắc.
Ông thọ 92 tuổi, là danh họa với phong cách vẽ trải qua rất nhiều trường phái – phong cách nghệ thuật, từ Hiện thực, Ấn tượng, Dã thú đến Biểu hiện, Lập thể, Siêu thực v.v… trường phái nào ông cũng đều thử sức và thành công.
Phần lớn nghệ thuật của ông được đồng nghiệp tán thưởng và khâm phục vì tạo hình đột phá, kỹ thuật hoàn hảo, biểu cảm mãnh liệt…
Ông giao tiếp rộng rãi, lại vẽ liên tục nên nhiều tác phẩm sớm được lăng xê và sớm được đông đảo công chúng biết tới.
Ông hình thành khả năng nghệ thuật từ rất nhỏ do cha mình (cũng là một họa sĩ) hướng dẫn và định hướng. Picasso từng nói:
“Người ta nói rằng tôi có thể vẽ giỏi hơn Raphael và có lẽ họ nói đúng. Có khi tôi còn vẽ giỏi hơn” (Gertrude Stein ghi lại lời Picasso).
Sinh thời, Picasso thực hiện khoảng 50.000 tác phẩm, bao gồm gần 2.000 bức tranh, hơn 1.200 bức điêu khắc, gần 3.000 tác phẩm gốm, 12.000 bản vẽ, hàng nghìn bức tranh in từ những bản khắc…
Mỗi tác phẩm của Picasso khi xuất hiện trên thị trường đều có giá triệu đô cho tới trăm triệu đô. Hiện tại, tác phẩm của ông vẫn đang nắm giữ kỷ lục “bức tranh được trả giá cao nhất trong lịch sử đấu giá”.
Tại sao tranh của Picasso lại đắt như vậy?
Bức tranh “Women of algiers” của picasso có giá lên đến 179 triệu USD
Nếu nhìn vào những bức họa đắt giá nhất của ông, bạn sẽ giật mình và tự hỏi “đẹp ở chỗ nào” mà đắt thế?
Có thể bạn còn nghĩ mình vẽ có khi còn đẹp hơn ấy chứ! Thật khó khi nói về cái đẹp trong nghệ thuật, nó không thể đong đếm, xác định cụ thể, nó cũng không có đúng hay sai.
Nghệ thuật vượt lên những giá trị xã hội và hướng tới vẻ đẹp “chân thiện mỹ”.
Nếu trước kia, người ta thường ví “đẹp như tranh vẽ” thì đối với nghệ thuật hiện đại, vẻ đẹp lại cần huy động nhiều tới trực giác, sự sâu lắng của tâm hồn khi đứng trước nó.
Cái đẹp không còn là hình thức mà lắng đọng, đa chiều, đòi hỏi người thưởng thức phải nắm lấy tinh thần, nội dung chứ không phải hình thức.
Picasso và trường phái độc đáo của mình
Được xem là “bậc thầy hư hỏng” với sự nghiên cứu hàn lâm nghệ thuật tinh thông, ông trở thành người phá cách, với ý tưởng đi tìm một con đường mới, con đường của nghệ thuật hiện đại.
Picasso trở thành người tiên phong của một trường phái nghệ thuật do chính mình sáng lập. Ông đi con đường của riêng mình, không giống ai và trở nên khác biệt.
Nếu như để xây dựng một còn đường, một trường phái cần rất nhiều bàn tay. Ở thời Phục Hưng những bậc thầy như Leonardo da Vinci, Michael Angello. Raffael,… và rất nhiều họa sĩ khác cũng nhau xây dựng nên.
Thì hội họa đương đại lại mang tính cá nhân, phá cách,… mà Picasso chính là người đầu tiên làm được.
Một cậu bé chỉ mới 16 tuổi đã chống lại lối vẽ cổ điển hàn lâm, đi ngược lại con đường của các bậc thầy, Đi tìm cho mình một lối đi riêng, do đó tranh của ông còn mang tính cá nhân rất cao.
Nhưng có phải ông là kẻ cứng đầu và thiển cận, trước khi lựa chọn lối đi này ông đã dày công học hỏi, nghiên cứu của nhiều trường phái của nhiều bậc thầy.
Hơn nữa Picasso muốn phá vỡ mọi qui cách, ước lệ ở thời đó,một sự hoà nhập phi thường cho một cá tính riêng biệt và đưa dẫn những hoạ nhân khác đổi mới tư duy để cùng nhau hội nhập một thời đại mới dưới nhiều sắc thái khác nhau.
Picasso là một nghệ nhân riêng biệt; ông không lệ thuộc vào một điều kiện nào cả, ông tránh xa những hình ảnh có tính truyền thống. Picasso sống ngoài tầm nhìn xã hội, phá vỡ mọi hình thức cưỡng chế của nền luân lý cố hữu.
Picasso đã tìm hiểu rất kỹ lưỡng những thứ căn bản ấy và rồi ném nó đi để trở thành người đặc biệt của hội họa hiện đại.
Ông chính là “Einstein” của giới hội họa, những điều ông làm có lẻ phải rất lâu sau chúng ta mới có thể hiểu được như những gì Einstein từng làm vậy.
Huyền thoại làm tăng giá bức tranh
Bán một bức tranh không đỡn giản chỉ vì giá trị nghệ thuật của nó, còn rất nhiều yếu tố khác chi phối khiến giá trị bức tranh đó “đội giá” một cách khủng khiếp.
Ví dụ như tranh của Van Gogh, đương thời chúng không được đánh giá cao và rất khó bán khiến cuộc sống của ông vô cùng bần hàn.
Mãi sau khi danh hoạ này chết thì cuộc đời chìm nổi, sóng gió và quyết liệt vì lý tưởng nghệ thuật của ông mới làm xúc động hàng triệu người.
Số phận bi thảm bao nhiêu thì tranh của ông sau này đắt giá bấy nhiêu bởi các nhà tỷ phú quyết tâm dốc hầu bao mua bằng được nhằm thoả mãn cơn khát: Nghệ thuật + huyền thoại + sự xả thân vì lý tưởng nghệ thuật cao cả.
Với Picasso cũng gần như vậy. Ông là huyền thoại của lối sống tự lập, đi lên từ nghèo khó, với niềm đam mê mãnh liệt, sức sáng tạo vô bờ bến và còn được công chúng yêu thích nghệ thuật biết tới bởi những rắc rối về đời sống tình ái của ông.
Những bức họa không thể sao chép
Khác với các loại hình nghệ thuật khác như văn thơ, nhạc, kịch,.. chúng có thể được sao chép, diễn đi diễn lại, chơi bằng nhiều nhạc cụ khác nhau. Riêng đối với hội họa, chúng là duy nhất!
Bức họa đó được sáng tạo chỉ duy nhất một lần bởi một họa sĩ, dù cho có sao chép cũng chỉ là “đồ nhái” và không thể đạt tới mức độ của các bậc thầy.
Chính vì tính độc bản, có một không hai nên những bức tranh kiệt tác càng trở nên có giá trị khi ai đó sở hữu nó, không ai có thể có được.
Một gia tài cho hậu thế
Đa số các kiệt tác hội họa lại không nổi tiếng lúc đương thời khi tác giả còn sống, nhiều khi tác giả còn không thể bán tranh của mình.
Thế nhưng trớ trêu thay sau khi họ mất đi, những bức tranh của họ lại có một cái giá mà có lẽ bản thân họa sĩ cũng “không thể tin nổi” nếu biết được.
Những nhà sưu tập tranh ban đầu cũng thường mua chúng với cái giá khá “bèo” nhưng theo thời gian chúng lại có thể bán đấu giá với giá trị cao ngất ngưỡng.
Và những người kế thừa bức tranh sau này lại càng sỡ hữu tác phẩm giá trị tăng theo thời gian.
Một “món thừa kế” mà những người đi trước để lại cho con cháu. Do đó càng làm tăng mong muốn sở hữu “con gà đẻ trứng vàng” này. “Một vốn bốn lời” và cứ thế tăng theo thời gian.
Ví dụ: Bức “Cậu bé cầm tẩu thuốc” được hai vợ chồng ông Whitney mua từ năm 1950 với giá 30.000 USD để hôm nay đạt giá 104 triệu USD.
Hai ông bà Witney là những nhà từ thiện lớn, từng có địa vị xã hội cao – tên tuổi của họ một lần nữa tăng thêm huyền thoại cho bức tranh, mà huyền thoại ở đây lại có thể quy ra tiền.